11/16/2018

Giới thiệu cuốn Việt Sử Đại Cương

VIỆT SỬ ĐẠI CƯƠNG
Hoàng Cơ Định chủ Biên

1/ Đây là một cuốn Việt Sử ngắn gọn, được soạn thảo và phổ biến rộng rãi với tiêu chí:
Người Việt Nam cần phải biết lịch sử nước Việt. Có hiểu được những khó khăn dựng nước và giữ nước của biết bao thế hệ trước, chúng ta mới có niềm tự tin và ý thức được bổn phận phải gìn giữ non sông do cha ông để lại.
2/ Đây là cuốn sử viết cho người Việt Nam nhưng cũng giúp cho ngoại quốc biết về lịch sử nước Việt, yếu tố khách quan và tôn trọng sự thật là tiêu chuẩn cho nội dung cuốn sách.
3/ Nội dung của cuốn sử đặt nặng ở yếu tố ngắn gọn nên chỉ tập trung vào các sự kiện chính yếu, không chiếm đoạt nhiều thì giờ của người đọc, không cần phải trình độ cao mới hiểu được, cốt sao dễ đọc, dễ nhớ.
4/ Cuốn Việt Sử Đại Cương được viết trong tinh thần tôn kính tiền nhân nhưng không mang nặng tính chất ca ngợi tiền nhân. Các thế hệ hậu duệ cần biết những tấm gương anh hùng của tổ tiên để noi theo cũng như những việc làm không tốt để tránh tái phạm.
5/ Cuốn Việt Sử Đại Cương được viết trong thế kỷ 21 nên sẽ không ghi lại các chi tiết huyễn hoặc, không phù hợp với khoa học, được ghi trong các sách sử trước đây.  
6/ Tại sao cần có cuốn Việt Sử Đại Cương cho Quốc Nội?
Vì ở trong nước chỉ có những bộ sử đồ sộ vói nhiều chi tiết bị xuyên tạc và nhằm tô vẽ cho chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Bộ Lịch Sử Việt Nam do Viện Sử Học Hà Nội thực hiện gồm 15 tập, trên 9000 trang và bộ sách 3 cuốn trên 4000 trang cũng do CSVN ấn hành.
Vì ở trong nước Việt Sử dậy cho thanh thiếu niên mang nặng tính cách nhồi sọ và đề cao chế đô.

7/ Tại sao cần có cuốn Việt Sử Đại Cương cho Hải Ngoại ?
Vì các bộ sử không do chế độ CSVN soạn thảo mà tìm đọc được thiều phần hiện tại (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên ngừng lại vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở thế kỷ 17, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ngừng lại vào thời gian cuối thế kỷ 19).

Vì các sách sử của các sử gia hiện đại như Lê Mạnh Hùng, Trần Gia Phụng là những cuốn Việt sử soạn thảo công phu, phong phú. Nhưng vì phong phú nên lại quá chi tiết, nhiều trang, không phù hợp với thì giờ đọc sách của đại chúng.
8/ Cuốn Việt Sử Đại Cương chỉ gồm 2 tập sách nhỏ, ngắn, sẽ có ấn bản Anh ngữ, vừa túi tiền của độc giả và sẽ được tặng không qua Internet cho các độc giả không có phương tiện mua sách. Tập I đã xuất bản vào tháng 4/2018 và Tập II vào tháng 4/2019.
9/ Cuốn Việt Sử Đại Cương gồm 60 bài, viết theo dòng chẩy thời gian của lịch sử, Từ thời lập quốc tới những năm 2000, có thể đọc riêng từng bài không nhất thiết phải đọc nối tiếp mới nắm vững được nội dung.
10/ Ngoài ấn bản Việt ngữ, đã có thêm hai ấn bản song ngữ Anh-Việt và Pháp Việt của Tập I VSĐC để giúp các độc giả quen dùng Anh và Pháp ngữ.




10/16/2016

So sánh chủ trương của HR Clinton và DJ Trump trong kỳ bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2016

Power Point trình bầy của Hoàng Thế Dân

Giới thiệu của tác giả

Phần trình bầy có 3 trang dẫn nhập, "3 giai đoạn sau 1975 ", ở phần đầu, nhắc chúng ta đến một tiến trình lâu dài, xuyên suốt 3 đời tổng thống Mỹ, rằng Hoa Kỳ đã vô cùng kiên nhẫn trong chính sách cúa siêu cường này trong sứ mạng "tái nối tiếp những lãnh vực quan yếu chiến lược" giữa MỸ và VN.

Cuộc bầu cử 8 November 2016 sẽ khai mở "GĐ-4 sau 1975, với vị tân tổng thống thứ 45, mà chính sách Mỹ (đối với VN, Á Châu, Biển Đông, ..), theo bảng đối chiếu Chính Cương Tranh Cử của ƯCV Clinton hay của ƯCV Trump, sẽ vô cùng trái ngược.

Tính chất "nguy hiểm" của lá phiếu lần này là ở chỗ,
(1) nếu Ông Trump trúng cử (cứ xem là tất cả hứa hẹn của Ông sẽ được đem ra ứng hành) thì "GĐ-4" sẽ là những gì ..mới tinh, .. khác hẳn và ..xoá bài làm lại;
(2) trong khi đó, nếu Bà Clinton đắc cử (cứ xem là tất cả những gì Bà cam kết sẽ được tiếp tục) thì "GĐ-4" sẽ là những gì ..tái tục, ...tiếp nối và ít phải ...điều chỉnh.


Vấn đề là tân Tổng Thống Mỹ, qua chính cương tranh cử, sẽ làm gì được, và làm được gì!
========

HRC vs. DJT

Chính Cương Tranh Cử 2016
?

Nhóm Ý Thức
16 October 16
========

Nhìn Lại 3 Giai Đọan sau 1975


GĐ-1 - TT. Clinton
-1980’s CSVN “Đi mới”- kinh tế thị trừơng, rút quân (Miên), hợp tác POW/MIA.
-1994, bỏ cấm vận
-1995, Mỹ Việt bang giao
-1996, tân đại sứ Mỹ, PP
-2000, thoả ước mậu dịch song phương (BTA)
=========


GĐ-2 - TT. Bush
-2000’s - thực thi TƯ/MD/SP (BTA)
-giải phóng thị trường, tự do mậu dịch
-2007, VN vào WTO
-Qui Chế Mậu Dịch Bình Thừơng với Mỹ (PNTR)
-Nới lỏng Luật QuốcTế Giới Hạn buôn bán vũ khí (ITAR)
=========

GĐ-3 - TT. Obama
-2005, TPP-4 “ra khơi”
-2010’s,“chuyển trục về Asia” (pivoting, rebalancing)
-Đi Mỹ (2010 NTD, 2013 TTS, 2015 NPT)
-2014, Mỹ làm mạnh FON/OPS
-2015, TPP-12 “cập bến”
-2016, Obama thăm VN (May ‘16) - gỡ bỏ VKST
-2016, TPP-16 .. “nằm ụ” !!
===========


Chính Cương Tranh Cử (HRC vs. DJT)

DJT
. Rất nhiều đất hứa hứa hẹn.
. Hy vọng những gì kỳ vọng!
. Nước Mỹ TRỨƠC và NHẤT,
trứơc nhất, nhất trước!
. Phá vỡ nguyên trạng, và tái xây dựng mới!
Di dân!
Bức Tường!
Diệt khủng bố (cả gia đình)!
Bài Hồi và Cấm Hồi!
===========

1. Cam kết gìn giữ Hòa Bình Thế Giới.
2. Tái thiết và Tân Trang sức mạnh Quân Sự.
3. Mỹ rút chân ra tranh chấp thế giới!
4. Tận diệt ISIS.
5. Chỉnh đốn NATO
6. Nhật Hàn: nên tlo lấy hạch tâm!
===========

7. Mỹ phải bỏ chính sách “đi xây dựng đất nước” (nation building) và chú tâm vào “ổn định khắp nơi”.
8. Chê  “Iraq, Libya, Syria là những đại nạn!”
9.Chê “Không buộc những Đồng Minh đóng góp vào quân phí QP!”
10. Chê “Ôm NATO vô bổ!”
============

11. Chê “Rút quân IRAQ, mời gọi ISIS!”
12. Chê “Không săn sóc Quốc Phòng, không có Ngân Quỹ Chiến Tranh, không che chở Quân Nhân!”
13. Quan niệm (mâu thuẫn)
“Giữ Hòa Bình (Sustain Peace), Tăng Sức Mạnh Binh Bị (Military Might), và Không Can Dự (No Intervention)!”.
===========

-NATO- Mỹ nên tách bến, dể họ tự lo liệu!
-Đồng Minh Nhật, Hàn, A.Saudi,cũng vậy
-IRAQ/LYBIA- tránh xa, mặc họ!
-WORLD- Nên nghi ngờ!
-No more BOSS AMERICA!
-Tất cả phải AMERICA 1st!
-PHI(BĐ): hãy tự lo QP  (60 năm rồi!)
-VN(BĐ): Mỹ không có tranh chấp. US phủi tay. Mỹ  không ngì  VN.  VN: hãy tự lo!
==========

14. Về Mậu Dịch
-
Chống NAFTA-3,  
-
Chống TPP-12 “horrible deal, disaster!”. 
-   ”They eat our lunches (PRC, JPN, VN)!”
-   Nghi ngờ WTO, “unfair!”.
-
Bài bác PRC,” mắn mung đồng NDT,  
    ăn cắp kỹ thuật, chôm chìa tài sản trí
    tuệ!”
===========

1. Thế tục Obama’s
2. Tiếp nối ch/s Obama’s
3. Diều Hâu Dân Chủ
-Can dự vào Lybia
-Can dự vào Syria
-Vùng Cấm Bay (NFZ) NATO
-Quyết liệt trong BĐ (SCS)
ương đầu mềm với BK
-Chủ trương Ổn Định khu vực
==========

-2010, ASEAN Forum, Hanoi, “Freedom of the Seas is US’s Core National Interest”
-Chống BK bành trứơng BĐ,
-Bác bỏ “Lữơi Bò 9 khúc”,
-Bắt BK : UNCLOS, DoC, CoC
-Ứng hành FON/OPS, 2014-
-Tăng cường khả năng liên quân, TDHH & TDHK tại BĐ.
==========

4. Nới rộng mậu dịch với các đối tác AC, ASEAN, AC/TBD,
tại vùng BHĐ và vùng BHN.
-2012, Singapore, “Economic Statecraft”, thuế thấp, tiêu chuẩn cao, cùng thăng tiến đừơng dài, thế mạnh kinh thương.
5. Sẽ phục hoạt TPP-16
6. Sẽ đeo đuổi TPIP-47
=========

7. Những Điểm Nóng
-EU-Kềm hãm Nga, Giữ lính, Gia tăng Ké họach Bảo vệ EU
Tân hóa Rào Cản Lá Chắn EU
-LYBIA- Gỡ bỏ M.Qaddafi.     -SYRIA- Yểm trợ FSA, săn tìm ISIS, NFZ (ngăn NGA), Tạo Vùng Tỵ Nạn (EU phụ trách),
NATO (air), TNK (ground), và LHQ (Ngoại giao).
-UKRAINE-tiếp tế vũ khí. Theo dõi bước chân của NGA
==========

7. Những Điểm Nóng (tiếp)
- Làm sao ngăn NGA đi sâu.
-IRAN- đeo đuổi hiệp ước tiết giảm võ khí hạch tâm.
-AFRICA- Giúp Á Rập Saudi. Giữ cho “Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vinh Ba Tư” yên lòng.
-ASIA(BĐ)-cứng với Hoa Lục!
-WORLD-tránh chiến tranh!!
=========

9/28/2016

So Sánh Nước & Cá Miền Trung với tài liệu LHQ (FAO)



Mẫu nước là nước biển lấy gần (khoảng vài chục m) miệng ống cống ngầm của Formosa vào ngày 5
tháng 7/2016.
Cá gửi phân chất gồm:
Mẫu cá-1 : Khô cá thiều mua tại chợ SG
Mẫu cá-2 : Cá lưới được ngoài khơi Formosa hôm 7/7/2016
Mẫu cá-3 : Khô cá anchovies mua tại chợ Đại Hàn tại Cali

FAO
Hg
Poisson et Mollusque du Sénégal   170 µg/kg
Mollusque Côte d'Ivoire   125 µg/kg

Seuils OMS  500 µg/kg

Poisson Cours d'eau britanniques  170 (23–320) µg/kg
Poisson Nord de la mer Tyrrhénienne  1210 (110–2810) µg/kg
Poisson Lacs finlandais  770 (500–4060) µg/kg
Poisson Papouasie-Nouvelle-Guinée  30–400  µg/kg
Flounder (limande) – Western Scheldt  860 µg/kg
Monkfish (baudroie, lotte) - Portugal  1490 µg/kg
Octopus (poulpe, pieuvre) – Méditerranée  1282  µg/kg
------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------
Cá ướp muối và phơi khô sẽ mất khoảng 10% lượng
Cá không ướp muối và phơi khô sẽ mất khoảng 10% đến 30% lượng
-------------
-------------
Cá chết tại Cửa Lò 160405  Iron  110 mg/kg
Khô Anchovies Korea bán tại Cali  Iron  120 mg/Kg
uớp muối  mất 10% nước:   109 mg/Kg
không uớp muối  mất 30% nước:   92 mg/Kg
Nhận định:
Iron (iron phosphate) không phải chất có thể làm chết cá.
------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------ ------------------------------------------
Cá chết tại Cửa Lò 160405  Mercury  2500 µg/kg
Mực chết tại VA (Vũng Áng) 160503  Mercury  250 µg/kg

Nhận định:
Theo FAO lượng Hg trong cá
Cá tại Nord de la mer Tyrrhénienne  1210 (110–2810) µg/kg
Cá tại Lacs finlandais  770 (500–4060) µg/kg
Monkfish (baudroie, lotte) - Portugal  1490 µg/kg
Octopus (poulpe, pieuvre) - Méditerranée  1282  µg/kg
Dựa trên lượng kê khai phía trên,
lượng Cá chết tại Cửa Lò 160405 (Mercury 2500 µg/kg)
không trầm trọng so với 2810 µg/kg tại Nord de la mer Tyrrhénienne hay 4060 µg/kg tại Lacs finlan
dais.

Như vậy ô nhiễm Mercury không phải lý do gây cá chết. Vả lại Mercury không có khả năng làm chết
hàng loạt một lúc.
Vũng Áng là một vịnh xa Formosa, làm sao ô nhiễm vô trong vịnh? Ngược lại trong vịnh có nhiều cơ sở có thể làm ô nhiễm (coi bản đồ dính kèm).
Cửa Lò cách Formosa - vịnh Vũng Áng rất xa về phía Đông. Lượng Mercury tại Cửa Lò cao hơn tại
Vũng Áng – Formosa 10 lần. Như vậy, nguồn ô nhiễm phải gần Cửa Lò không thể từ Vũng Áng –
Formosa.
3/3
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cá lưới ngoài khơi Formosa 160707  Mercury  43 µg/kg
Khô Anchovies Korea bán tại Cali  Mercury  79 µg/kg
uớp muối  mất 10%
nước:   72 µg/kg
không uớp muối  mất 30%
nước:   61 µg/kg
Nhận định:
Mercury ngoài khơi Formosa có lượng thấp. Như vậy không có bằng chứng cụ thể là ô nhiễm từ
Formosa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đức Minh – 04/09/2016
(Xin lưu ý đây chỉ là 1 mẫu nước lấy vào 1 giờ và ngày nhất định, thành phần hóa học của mẫu nước này không đủ để phản ánh cho "nước biển ngoài khơi Formosa"
Đinh Hoàng 28/9/2016)

7/03/2015

Bài diễn văn trong lễ tốt nghiệp của các tân khoa Trường Đại học Hoa Sen

Trường Đại học Hoa Sen vừa tổ chức Lễ Tốt nghiệp lần thứ 1 năm 2015 cho 535 sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Kỹ thuật viên (KTV). Tại Lễ Tốt nghiệp, bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng nhà trường đã có thông điệp quan trọng gửi đến các tân khoa.
 
 
Các bạn Tân khoa của Đại học Hoa Sen thân mến,
 
Các anh chị sắp bước ra khỏi hội trường này để khởi nghiệp trong thời điểm đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Theo thống kê năm nay của trường, cứ 100 tân khoa đang ngồi đây, trong hội trường này, có 80 bạn đã tìm được việc làm và sẽ quay lại làm việc vào thứ hai.
 
Trong thông điệp gởi đến các tân khoa ngày hôm nay, tôi muốn nói đôi lời về hai vấn đề dường như không mấy liên quan. Tuy không liên quan với nhau, nhưng cả hai vấn đề này đều nóng bỏng, thiết thân đối với sứ mạng giáo dục và những giá trị cốt lõi mà trường Hoa Sen theo đuổi từ 1991 tới nay, đã gần một phần tư thế kỷ. Đó là tư duy không vì lợi nhuận và mối đe dọa từ Trung Quốc.
 
Đầu tiên, tôi xin giải thích ý nghĩa của ‘không vì lợi nhuận’. Ở góc độ pháp lý, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận (cũng có thể dịch bằng ‘bất vụ lợi’ hay ‘vô vị lợi’) sử dụng lợi nhuận hoặc còn gọi là chênh lệch thu chi của mình để đạt được mục tiêu đề ra thay vì phân phối lại cho nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu dưới dạng cổ tức hay lợi nhuận kinh doanh. Quyết định hoạt động không vì lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không quan tâm tìm lợi nhuận từ những hoạt động hay dịch vụ của mình. Mỗi quốc gia có luật giới hạn mức độ mà một tổ chức không vì lợi nhuận được sử dụng phần chênh lệch thu chi để chi trả cho người góp vốn. Tại Việt Nam, luật giáo dục đại học 2012 và nghị định liên quan có quy định trường đại học không vì lợi nhuận phải tuân thủ mức trần cổ tức để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư vào giáo dục. Đó cũng là điều mà Đại học Hoa Sen đã thực hiện từ ngày đầu thành lập trường, đang thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn trong tương lai.
 
Bà Bùi Trân Phượng chúc mừng các tân cử nhân. Ảnh: ĐH Hoa Sen
 
Tư duy không vì lợi nhuận là khái niệm khác. Trong quá trình học tập, các anh chị từng nghe đến tinh thần khởi nghiệp, hay sự năng nổ cần thiết để đi vào cuộc sống thực tế. Các anh chị đã học các kĩ năng để tăng cường lợi thế cá nhân trong cạnh tranh việc làm tốt và vị thế xã hội. Tư duy không vì lợi nhuận là tư duy nhìn nhận thế giới xung quanh ta không phải chỉ bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đồng minh, nhà cung ứng, giám đốc và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay lobby chính trị. Mà xã hội còn bao gồm những người có năng lực khác nhau và cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Nói cách khác, tư duy không vì lợi nhuận là ý thức cộng đồng hay ý thức trách nhiệm công dân, là động cơ khiến ta góp tiền cho một tổ chức từ thiện, giúp người già băng qua đường, khi lái xe biết nhường đường cho người đi bộ, hay làm việc cho một tổ chức không vì lợi nhuận như Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD chẳng hạn. Các anh chị có thể hỏi có phải phục vụ cộng đồng tám tiếng một ngày và năm ngày một tuần là điều tốt nhất cho các anh chị không. Câu trả lời của tôi là không nhất thiết. Đã từng và sẽ tiếp tục có một số cựu sinh viên Hoa Sen chọn lựa như vậy. Nhiều anh chị khác vẫn làm việc cho một doanh nghiệp bình thường; đồng thời không quên đóng góp kiến thức, thời gian và tiền bạc để giúp đỡ kể cả những người không phải thân thuộc. Quan trọng nhất là anh chị vừa phải có tư duy, năng lực cần thiết để thành công trên thương trường, đồng thời phải có tư duy, năng lực, thói quen, thậm chí là nhu cầu, khát vọng từ sâu thẳm trái tim mình đóng góp xây dựng xã hội.
 
Liên quan đến các bạn tân khoa và Đại học Hoa Sen, tôi mong muốn các bạn sẽ luôn dõi theo sự phát triển của nhà trường và góp phần đảm bảo rằng Hoa Sen sẽ tiếp tục tái đầu tư hầu hết, tiến đến là toàn bộ chênh lệch thu chi vào hoạt động giáo dục và phục vụ cộng đồng. Tôi mong các anh chị sẽ làm tiếp những gì mà các anh chị đã làm, đó là tham gia đặt ra những câu hỏi, kể cả chất vấn Ban Giám hiệu về hiệu quả sử dụng học phí và sự giữ gìn, phát triển các giá trị cốt lõi đã làm nên uy tín, hình ảnh nhà trường. Và tôi cũng mong, giống như nhiều cựu giảng viên – nhân viên và cựu sinh viên các lớp trước, các tân khoa ngồi đây sẽ tiếp tục giữ quan hệ tích cực và đóng góp, ảnh hưởng đến tương lai nhà trường.
 
Các tân khoa Đại học Hoa Sen thân mến!
 
Một năm trước, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc địa phận Việt Nam và đe dọa sẽ quay trở lại. Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí trên những rạn san hô tại Biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc xây dựng trên các rạn san hô. Những hoạt động này của Trung Quốc làm xáo trộn giao thông hàng hải bình thường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Đồng thời chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm. Tôi không lặp lại những điều mà mọi người đã đọc trên các phương tiện truyền thông... Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động phù hợp. Cho dù sau này các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương.
 
Cuối cùng, các anh chị nhớ chạy xe cẩn thận, đề phòng phụ gia độc hại của Trung Quốc trong thực phẩm Việt Nam. Hãy luôn thể hiện mình là một người Việt Nam có học, sống tử tế, làm việc đàng hoàng và cư xử nhân ái.
 
Thay mặt đội ngũ sư phạm nhà trường, tôi xin vinh danh sự thành công của các anh chị và chúc các anh chị mọi điều tốt đẹp nhất trên đường đời.
 

6/22/2015

Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh



Phó Đề Đốc HOÀNG CƠ MINH

Một người anh, một người thầy, một cấp chỉ huy mẫu mực của Hải Quân VNCH.

Nhân ngày sinh nhật của anh 20/6/1935 cũng là ngay sinh nhật của tôi nhưng sau 8 năm 20/6/1943, tôi muốn gởi bài này đến chị Vân người vợ của anh với lời nhắn đến chị và gia đình, đến những người thương yêu anh: Anh không cô đơn, anh luôn sống trong lòng chúng tôi.
 
Đã từ lâu tôi có một ấp ủ viết vế ông Hoàng Cơ Minh như một người anh, một người thầy, một cấp chỉ huy mẫu mực mà i có cái duyên được làm việc với ông những 3 lần trong suốt mười một năm trong Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà, cả ba lần ấy đều do sự đề nghị của ông.
 
- Lần thứ nhất năm 1968

Tháng 12/1968 tôi đang lênh đênh trên HQ 617 với cấp bậc Trung Uý hạm phó tại cửa Việt mùa
gió Đông Bắc với sóng lớn và gió lạnh  thì nhận được công điện từ BTL / HQ Sài gòn kêu về  trình diện BTL/HQ/phòng tổng quản trị để đi học Chiến Tranh Chính Trị tại trường Đại Học CTCT Đà lạt. Tôi rất ngạc nghiên vì mình chưa bao giờ làm đơn hay có ý định về việc này  tuy nhiên vào những ngày này tại vùng biển động gió Đông Bắc lạnh giá mà có dịp bay về Sai Gòn thì quả thật .....không thể từ chối được, thế là tôi xin phép Hạm trưởng rời tầu khi tầu về nghỉ bến Tiên Sa tại Đà Nẵng. Với bản công điện của BTL/HQ tôi ra phi trường quân sự lấy chuyến bay của Hải Quân Mỹ mà chúng tôi thường gọi là AIR Navy về Saigon, ngủ một đêm yên bình trên nệm ấm không thấy lắc lư con tầu đi và tiếng ù ù của máy tầu, sáng hôm sau cầm bản copy bức công điện lên lầu 2 BTL/HQ/phòng TQT để " khiếu nại " về việc này thí được Tr/Tá Thì cho biết Tr/Tá Hoàng cơ Minh Tham Mưu Phó CTCT /BTL đề nghị anh, tôi xúc động vì ông là người tôi hằng hâm mộ và cảm phục qua nhiều tin tức nói về ông từ ngày tôi ra trường. Gặp ông tôi lai thấy ông vồn vã ân cần và thân mật như một ông anh trong gia đinh đang lo cho cậu em ghi danh vào Đại Học chọn nghề cho tương lai khi vừa thi đỗ tú tài 2, sự ân cân vồn vã làm tôi xúc động. Ông quả thật  lả một ông anh cả trong gia đình mình thật rồi! Thế là hai hôm sau tôi trở lại BTL/HQ/phòng TQT lấy vé máy bay AirVN đi Đà Lạt để trình diên trường Đại Học CTCT. Trường nằm trên một ngọn đồi không xa khu trung tâm chợ Hoà Bình là mấy, lúc này CHT trường là Phó Đề Đốc Lâm Nguơn Tánh, có lẽ ông cũng giống tôi, Hải Quân mà thích lên núi nghỉ mát. Thủ tục trình diện xong ông mời tôi ngồi rồi phàn nàn là ông xin hải quân cho 5 khoá sinh thế mà chỉ gởi được một và cho biết tôi là SQ/HQ đầu tiên được vào ngành CTCT chính quy tại trường qua chương trinh căn bản. Quả thật Hải Quân từ năm 1969 đã rất thiếu SQHQ cho sự bành trướng quân đôi trong kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh. Ba tháng trôi qua rồi ngày ra trường cũng đến, trong bức hình chụp khoá 7/CB/CTCT chỉ có mình tôi với bộ tiểu lễ HQ mầu trắng từ đầu đến chân, bị các bạn đồng khoá từ các quân binh chủng khác như nhảy dù, bộ binh, không quân,quân y ...... theo lệnh anh trưởng khoá, sau khi xin phép chi huy trường, chộp ngay lấy tôi SQ HQ duy nhất làm vật tế thần khiêng ra bể nước sân trường liệng vào. Tôi được bơi lặn trong một ngày thật vui. Buổi chiều hôm đó tôi ra nhà ga Đalat đi xe bus đến phi trường Liên Khương bay về Saigon. 

3/1969 – 12/1969 tại phòng chính huấn  khối CTCT/BTL/HQ Sai Gòn.

Lúc này tôi được thường xuyên gặp ông được trao đổi tài liệu phong thái làm việc quan niêm và phong cách đổi mới của ngành CTCT mà từ trước chỉ nặng sự trình diễn hình thức qua nhưng buổi thuyết trình khô khan mà phải đi sau vào tâm tư của binh sĩ, nêu rõ cuộc chiến tự vệ của chúng ta là cuộc chiến chống lại sự xâm lăng cua CS miền Bắc. Họ đã vi phạm hoàn toàn hiệp định Genève 1954 chia VN làm hai miền hai chế độ cùng nhau xây dựng ngày thống nhất bằng một cuộc bầu cử có giám sát Quốc Tế chứ không dùng vũ lực với chiêu bài chống Mỹ giải phóng miền Nam, trong khi CS Bắc Việt đã lập lên MTGP miền Nam năm 1960 và thực sự Mỹ gởi quân tham chiến vào VN năm1966 . Ông thường nhắc nhở cán bô CT phải nắm vững lập luận đó để khai triển mọi sinh hoạt bài vở tài liệu ......Trong khi đó phần lơn các đơn vị chi coi ngành CTCT là những buổi văn nghệ tiệc tùng sân khấu ca sĩ nhảy múa ........các phần này chỉ là phụ mà thôi.

Suốt thời gian làm việc tai BTL/HQ tôi thấy ông trăn trở băn khoăn trong khi dường như phần lớn những người khác nhìn ông như một người mơ mộng lý tưởng, vì thế mỗi lần đi họp ông trở nên lạc lõng với cách ăn mặc bình dị, quân trang phát sao ông mặc vậy, đôi lúc bộ quần áo làm việc của HQ mầu xám áo mầu thì đậm quần thì lợt. Với tập hồ sơ kẹp nách ông bước vào CLB /HQ  cuối đường Cường Để trong khi đó các sĩ quan khác với quần áo 4 túi may ngoài tiệm Thích Phú, một tiêm may quân trang HQ  nổi tiếng từ thời xưa. Có lần tôi được đi cùng ông vào CLB/HQ gặp tư lệnh HQ, ông bị hỏi sao áo và quần lại khác mầu thì ông trả lời quân trang HQ phát sao tôi mặc vậy mà, chuyện là như thế. Trong mắt đa số ông là một hiện tượng, trong mắt tôi ông là hiện thân của sự giản dị gần gũi thực tế không cái gì phải che giấu ngụy trang  khoe khoang.  Cứ thế tôi đã học được từ ông sự giản dị như một ông thầy trung thực  thẳng thắng bình dị và lúc nao cũng tự tin ở chính mình, không vì lời khen chê mà phải thay đổi bản ngã của mình.

Lần làm việc tại BTL/HQ thời gian trôi đi đến gần cuối năm 1969 tôi phải trở về tầu với chức vụ hạm phó Giang pháo hạm HQ 329 nhiệm vụ cùng HQ330 với 2 trợ chiến hạm HQ 225 và HQ 226 thuộc BTL/Ham đội  cùng lực lượng các Giang đoàn thuộc HQ Vùng 4 sông ngòi tiến vào Cam Bốt từ hai nhánh Tiền và Hậu Giang qua cửa khẩu Tân Châu  yểm trợ cho thủy quan lục chiên tiến vào Cam Bốt giải cứu người Việt bị nạn Cáp duồn và lật đổ Sihanouk. Chiến hạm của tôi thường trực tại giữa dòng Cửu Long trên bến phà Lích lương làm trung tâm hành quân cua Hải Quân sông ngòi và thủy quan lục chiến trên bộ. Cũng trên dòng sông này tôi được thăng chức Đai Uý trong chiến dịch này. Gần cuối năm 1970 tầu trở về Sai gòn nghỉ bến và vào HQ công xưởng sửa chữa tiểu kỳ, đây là lúc nghỉ ngơi thoải mái nhất cửa thủy thủ đoàn làm việc theo giờ hành chánh ngoài giờ hành chánh chỉ còn phân đội trực 1/3 quân số ở lại tàu canh gác. Là hạm phó, tôi trở thành SQ nội vụ chia cắt công việc mỗi ngày giao cho thượng sĩ quản nội  trưởng thi hành rồi đủng đỉnh đi bờ. Có rất nhiều chỗ phải đi, bạn bè cũ, mới ,cùng khoá ......lẽ tất nhiên là cả những bạn gái xa lắc hoặc mới quen, thật là thú vị cho đời thủy thủ là lúc này đây. Con tầu thì được trang điểm lại như sửa sắc đẹp của các cô gái còn Thuỷ thủ đoàn làm ấm lại nhưng mối tinh cũ mà lâu nay bỏ quên hoặc không có dịp gặp thường xuyên trong đó có tôi, đó là lẽ tự nhiên thôi .  

- Lần thứ 2 

Một buổi sáng thứ hai vào tầu làm việc đọc các công điện nhận được. Một công điện làm tôi ngỡ ngành, chỉ thị cho tôi trình diện BTL/HQ/phòng quân huấn lên đường đi Nha trang tai TTHL/HQ trường SQHQ làm giám khảo (hỏi vấn đáp ) môn vận chuyển thực hành tại cơ xưởng Cầu Đá Nha trang cho việc ra trường khoá 19 HQ. Đây gần như một dịp nghỉ mát tại quê nhà vì trước khi vào hải quân tôi vốn là dân Nha trang học tai trường Võ tánh và từ trường này tôi đã quen một người con gái mà hiên nay nàng và gia đinh đang ở Saigon, hiên nàng đang làm trong ngân hang Việt Nam Thương Tín vừa gặp lại. Để nhớ lại nhiều kỉ niệm xưa không gì bằng trở lại  Nha Trang và có dịp kiếm quà cho nàng. Thế là tôi lên BTL /khối quân huấn nhận sư vụ lệnh và được biết chính chánh chủ khảo tuyển các si quan khoá 19 HQ là HQ Trung Tá Hoàng cơ Minh, đồng thời cũng là chủ tịch hội đông giám khảo ra trường của khoá 19 SQHQ.

Đến Nha Trang vào buổi trưa nắng thật đẹp , gió mát, biển trong xanh tôi trở về ngôi trường xưa trình diên chánh chủ khảo Hoàng cơ Minh. Tại phòng họp khu sĩ quan vào buổi chiều đó chủ tịch Hoang cơ Minh phát cho toàn ban giám khảo một bản chương trình làm việc rất chi tiết rõ  ràng và bắt đầu ngày mốt tiến hành. Hoá ra ông đã đến đây cả tuần trước và soạn thảo toàn bộ công việc cho từng ban thi hành rất chi tiết mạch lạc.Tôi thuộc ban vấn đáp và thực hành vận chuyên tại hải cảng Cầu Đá Nha Trang một thượng sĩ trưởng kho vật Liêu Hải Quân phụ tá đưa tôi đi khiểm tra trước các phương tiên sẵn sàng để tiến hành sau khi các khoá sinh hoàn tất thi viết. Vào buổi chiều tôi có dịp đi lại những con đường kỉ niệm xưa thật thoải mái đêm về lại được nghe tiếng sóng biển dạt dào bên tai thật là thú vị. Rồi mọi việc cũng hoàn tất, buổi họp cuối cùng được triệu tập, chánh chủ khảo Hoang cơ Minh cám ơn mọi người va chính thức ký biên bản kết quả chấm thi cho khoá 19HQ trao lại cho chỉ huy trưởng quân trường Hải quân Nha Trang. Ban giám khao đươc BTL/HQ gởi đến chấm dứt nhiệm vụ và giải tán. Trong suốt thời gian làm việc vơi ông quả thật ông đã thể hiện là một sĩ quan tham mưu ưu hạng làm chung tôi khâm phục chúng tôi tuần tự rời Nha trang về đơn vi vài ngày sau đó.

Trở về Sai gon với con tầu tu bổ và làm đẹp còn mình cũng phải ổn với món quà và câu chuyên về Nha trang, tôi đến với vợ tôi bây giờ bằng đám cưới ngày 14/2/1971 sau này đến Mỹ tôi mới biết đó là ngày Valentine's Day. Đám cưới mới vừa xong thì nhận được lệnh thuyên chuyển... 

- Lần thứ 3 BTL/LL/Thuỷ Bộ 211

Lấy nhau xong rồi đi, tôi chợt nhớ đến câu thơ này và cầm cái lệnh lên BTL/HQ/Phòng Tổng quản trị hỏi xem nhiệm kỳ đi biển của tôi chưa đủ 2 năm sao lại lên bờ sớm thế ? ! Thì được trả lời Trung Tá Hoàng cơ Minh TL phó LLTB 211 xin cậu về làm trưởng khối CTCT của BTL lực lượng đó, chuẩn bị hành trang trong 2 ngày cuối tuần sáng thứ hai tôi đến bến xe đò đi Mỹ Tho buổi trưa thứ hai ghé quán ăn trước cổng căn cứ làm một tô hủ tíu mỹ tho rồi vào căn cứ lấy bus của căn cứ đến bộ tư lệnh lực lượng thủy bộ 211 nằm bên bờ một cái hồ nhân tạo được đào để tầu và các chiến đĩnh của Hải Quân Mỹ Việt từ dòng tiền Giang vào nghỉ bến sửa chữa tiếp liệu....... chỉ huy trưởng căn cứ là Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam tư lệnh sư đoàn 7 bô binh vị tướng độc thân rất chuẩn mực lúc nào cũng đội nón sắt yêu lính thương lính như anh em ruột thịt. Trong căn cứ này gồm 3 bộ chỉ huy HQ hoa kỳ lục lượng PCF trên sông , sư đoàn 7 bộ binh và LL thủy bộ HQVN tư lệnh lúc đó là HQ Đại Tá Nguyễn văn Thông nguyên là tư lệnh HQ vung 1 duyên hải ở Đà Nẵng chuyển vào để thành lập các Giang đoàn thủy bộ của Mỹ chuyển giao . Bộ tư lênh là những dẫy nhà gỗ tiền chế chung quanh được xép bao cát cao trên đầu ngươi chống pháo kích. Khu sĩ quan là dẫy nhà 2 tầng, tầng trên vắng lạnh không ai ở tầng dưới gồm khoảng trên 20 phòng chỉ có 3 phòng được sử dụng phòng đầu trung tá Lạng k7 HQ tham mưu trưởng, cách 5 căn trống là phòng tôi chọn gần cửa  ra vào của dẫy nhà, căn cuối nhiÌn ra bờ hồ Đại uý Hoàng cùng khoá, trưởng khối tiếp vận đã đến đây từ trước. Sáng hôm sau tôi trình diên TL Phó Hoàng Cơ Minh trước, ông thân thiện ân cần như ông anh trong nhà căn dặn tôi khoan đề ra mọi kế hoạch với tư lênh bay giờ và chỉ xin ông cho đi theo ông đến các đơn vị Giang đoàn,  căn cứ, đóng rải rác như Cà mâu, Rạch sỏi ,Năm căn, Dẻo rô.......những địa danh lạ  hoắc tôi  chưa từng biết đến bao giờ ,nhìn tôi bối rồi ,lo âu ông ôn tồn, vồn vã ,nói sau 3 tháng về đây tôi sẽ cho cậu kế hoạch chắc chắn đai tá tư lệnh sẽ không thể không chấp nhận được vì tôi biết ông tư lệnh không quan tâm lắm về hoạt động của cái ngành này ! Trong bao nhiêu năm ông vẫn để một chuẩn uý bộ binh biệt phái  ngồi ở căn cứ mỗi tháng sao lai cái báo cáo của tháng trước đổi các con số rồi cho ông ký tên và gởi đi thế là xong . Gần buổi trưa tôi được chánh văn phòng tư lệnh đưa vào trình diên, quả thật ông tư lệnh nghiêng cái đầu nhìn tôi như một vật lạ lùng rồi với giọng nói gần gần như mỉa mai : " một Đại Uý cơ à ? Ở đây lính nó khổ lắm hãy làm cho nó sướng đi " ông ưỡn người ra ghế như mỏi mệt lắm ! Tôi xin phép tư lệnh thưa lại như anh Minh căn dặn , ông bật người ngồi thẳng dậy tròn mắt nhìn tôi  ngạc nhiên nói " ngon thế à ! Được thôi ". Ông gật gù cái đầu gân như liền với cái vai của ông và cho phép tôi lui, cũng chẳng có cái bắt tay làm như tôi là kẻ xa lạ. Rời phòng tư lệnh tôi hiểu anh Minh chắc lúc trình diện ông ngày đến đây cũng nhận được sự tiếp đón như vậy, tôi thương anh quá ! Về sau khi nghe nhiều người kể về anh ,sau khi hoàn tất khoá chỉ huy tham mưu cao cấp ở Hoa kỳ về nước ngày thứ năm ,ngày thứ sáu anh trình diên BTL /HQ nhận lệnh thuyên chuyển đơn vị mới là LL Thuỷ bộ 211 tại Đồng Tâm, thì ngay thứ sáu anh lên đường xuống Mỹ Tho để buổi chiều thứ sáu trình diện tư lệnh, bỏ hai ngày nghỉ cuối tuần với gia đình dù đã xa nhà hàng mấy tháng du học tại Mỹ. Quả thực anh có những quyết đinh khác người không ai làm được.

Hai tháng trôi qua tôi được đi theo lúc thì với anh lúc thì với tư lệnh tôi thấy một cay đắng người ta chỉ đánh giá kết quả là tổng số xác chết,vũ khí.....của địch được tịch thu mà quyên đi sự tổn thất tinh thần trong binh sĩ của mình . Tiếp xúc với các sq và binh sĩ phần lớn đều mang một tâm trạng ngao ngán mệt mỏi , họ đến đây đơn vị tác chiến thực sự của Hải Quân trong kinh lạch rừng U Minh như một sự lưu đầy, trưng phạt, lúc nào cũng mơ ước được thuyên chuyển đi khỏi đây ,một số có gia đinh được sống tại cư xá HQ tại Đồng Tâm có một trường tiểu học một traòm y tế bên cạch còn phần lớn độc thân, cha mẹ ông bà thân nhân ở rải rắc vùng đồng bằng sông cửu Long  và miền trung xa xôi .Sự lo âu của họ khi một biến cố sẩy đến cho chính họ hay bạn hữu của là chính đáng ,chỉ trong gần hai tháng tôi và anh Minh đã hoàn tất cả một chương trình bao gồm :

  -Trại gia binh HQ ,trường tiểu học, trạm y tế ,căn cứ hải quan Đồng Tâm......tất cả phải được trùng tu sạch sẽ vệ sinh.

  -Các quy chế đi phép phương tiện đi chuyển từ vùng hoạt động với hậu cứ hoặc đi chuyển về quê nghỉ phép được quy định và phổ biến cho toàn đơn vị.

  -Quỹ tương trợ được thành lập từ các đơn vị ( hoàn toàn tự nguyện ) để giúp đỡ cấp bách ngay cho thân nhân binh sĩ có phương tiện đi chuyển đến thăm binh sĩ bị thương hay tử thương trước khi các thủ tục hành chánh hoàn tất.

  -Các buổi sinh hoạt CT tại đơn vị không phải là nhưng bài đọc khô khan mà là một buổi sinh hoạt thân mật của chỉ huy trưởng  với nhân viên với sự điều hợp của Sq /CTCT đơn vị, không nhất thiết hàng tuần hoặc hàng tháng mà tuỳ vào hoạt động của đơn vị, không nhất thiết phải là một hội trường với cờ hoa biểu ngữ bàn chủ tọa, có thể là một cầu tầu chụm lại an toàn, có thể là một bờ kinh an toàn......bất cứ lúc nào và ở đâu CHT và SQ CTCT thấy thích hợp la tiến hành ngay. Đây là phong cách cho các đơn vị tác chiến, một cây đàn guitar một cây sáo một giọng ca một bài thơ.........được ngâm lên đúng tâm tư của người linh xa nhà vơi lời hỏi han thân mật của cấp chỉ huy đến binh sĩ của mình thì quả thật hơn hẳn những bài đọc CT khô khan kéo dai hàng giờ được ghi trong các bản báo cáo gởi về BTL/HQ/khối CTCT hàng tháng.

Anh Minh đã làm như thế vơi các đơn vị anh đưa tôi  đi thăm để vừa huấn luyện tôi vừa thổi vào  một luồng không khí mới cho sinh hoạt CTCT đơn vị .

Anh đưa tôi  đi xa hơn nữa , huấn luyện tôi thành người rất thực tế  trung thực tự tin miệt mài trong công việc tận tụy và làm gương cho binh sĩ. Khi phát động phong trào vệ sinh toàn khu gia binh, khai thông cống rãnh chính anh đã sắn quần lội xuống rãnh nước bùn đen dùng cào vét rác làm cho viên cố vấn Mỹ cũng vội vã sắn quần xuống theo trước những con mắt kinh ngạc của các phụ nữ đứng trước hiên nhà và hình như từ hôm đó việc vứt rác bừa bãi vào rãnh thoát nước bên hông nhà không còn nữa.Cái nguyên tắc của anh muốn người ta làm  cái gì thì chính anh làm trước, hơn thế nữa binh sĩ thường sợ hãi một đoạn kinh nào thường bị bắn sẻ thì chính anh lại hay xuống các chiến đĩnh để cùng đi vơi họ. Thời gian trôi thật nhanh  tôi cũng miệt mài với công việc tôi  vẫn theo anh đi nhiều nơi, học được nhiều thứ, có lần lái xe từ Bình Thuỷ về Đồng Tâm trời gần tối qua ngã ba Cai lậy một quãng, xe bị bắn một quả B40 nhưng có lẽ tên bắn tia vội vã, trái đạn chạm mặt đường sớm trước khi xe trờn tới nên anh ngồi phía trước bị mảnh nhỏ xước qua gò má phải , chảy máu về đến Đồng Tâm,  anh cho băng bó nhỏ và dặn tôi tối nay về Sài gòn bà xã có hỏi cậu nói là cạo râu phạm phải nhé.Có tuần tôi về Sai gon một mình ghé qua nhà anh ở Khu Đa kao để xem chị Vân vợ anh có gởi gì không, bao giơ tôi cũng nhận có hai thứ : một là thuốc phong thấp vì anh có đôi bàn tay thật to nhưng lúc nào cũng sũng mồ hôi nên khi bắt tay ai anh cũng xin lỗi lau vội vào quần rồi mới bắt tay và món thứ hai là một tập những phong bì thư mà chị viết cho anh mỗi ngày với lời dặn là nói vơi anh nhớ uống thuốc hàng ngày nhé ! Lúc này anh trở nên bé bỏng trong sự săn sóc của chi Vân . Còn một chuyện nữa anh nhờ tôi khi về Sai gon liên lạc với BTL/HQ, anh đưa cho tôi 10 ngàn đồng vừa lãnh lương về gặp Trung Tá Phan đổng Hay phòng chính huấn khối CTCT/BTL nhờ thuê thợ tráng xi măng trước sân và làm cho cái cổng ra vào của căn nhà trong cư xá Cửu Long dẫy nhà gạch anh vừa được cấp phát với lời dặn là không được dùng lính sửa chữa của ty công thự tiện ích Hải Quân. Trung Tá Hay cười với lời cằn nhằn dễ thương " cái thằng dở hơi này " . Căn nhà này hình như anh chưa dọn vào nhưng được một vị SQ HQ  già , giải ngũ lâu rồi thương anh xin hoán đổi mời anh ra ở căn nhà khang trang hơn tại ngã tư Cường Để và Lê thánh Tôn, nơi gia đình anh cư ngụ sau này .

Thời gian trôi nhanh , Đại Tá Thông đổi đi và anh Minh thăng cấp Đại Tá tư lệnh,  ngày kỷ niệm Hai Quân cũng gần tới anh gợi ý cho tôi phải có một cái gì kỷ niêm cho đơn vị, tôi xin anh cho làm môt cuốn phim giới thiệu về  lực lượng thủy bộ 211 lâu nay ít ai biết đến để tham dư Ngày Hải Quan. Tôi về BTL/HQ Sài gòn xin 1 chuyên viên quay phim và liên lạc đài truyền hình quân đội xin 2 chuyên viên, tất cả đều trôi chảy nhờ anh Minh can thiệp. Chúng tôi 4 người lên đường đến tất cả địa danh sông  Rạch vung hoạt động của lực lương :Cà mâu , Năm căn , U minh ,quận Thới Bình, Sẻo rô, Sông cái lớn , Chèn chẹn .......cuốn phim hoàn tất đúng ngày và đươc giới thiêu trên đài truyền hình Sai gòn ngay Hai Quân tháng 9/1971

Rong ruổi theo anh đến thăm các đơn vị Giang đoàn thường có toi và đai uý Hoàng cùng khoá sau buổi họp bao giờ đơn vị địa phương cung mời ăn trưa nhưng bao giơ anh cũng từ chối chỉ xin một ấm nước sôi và đai uý Hoang đã được chỉ thị trước mang theo lương khô cho phái đoàn BTL đến họp dùng ,anh xoá bỏ nhiều cách sinh hoạt của các tư lệnh tiền nhiệm như nhà bếp riêng cho tư lệnh mà dùng cơm chung với các sĩ quan tại câu lạc bộ sĩ quan trong BTL ,câu lạc bộ này cũng được anh cho đổi tên từ ngày anh về đây là THUỶ HỬ tên một ngọn đồi nơi tập trung các anh hùng Lương sơn bạc

Gần cuối năm 1971 tôi phải rời anh về Sài gòn theo học khoá tham mưu cao cấp tổ chức tại TTHL/bổ túc đặt trong hải quan công xưởng thơi gian ở vơi anh tôi học được nhiêu điều thật thú vị.

Thời gian sau đó tôi làm việc tại Sài gòn vẫn theo anh qua tin tức LL211 rời về Bình Thuỷ tỉnh Cân Thơ rồi anh về Cam Ranh làm tư lệnh HQ vùng 2 với cấp bậc Phó Đề Đốc, tôi đến thăm anh tại nhà góc đường Lê thánh Tôn và Cường Để, gặp tôi  anh hỏi "cậu thấy ngạc nhiên không ?" Tôi  trả lời anh không do dự "da thưa không , Đô Đốc phải được như vậy "
 
Niềm tin để mà sống:

30/4/1975 là một ngã rẽ tôi và anh , nhưng tin tức về anh vẫn theo chúng tôi qua cái gọi là trung tâm học tập cải tạo do thân nhân rỉ tai mang vào trại. Chúng tôi những sĩ quan HQ trở thành mục tiêu hỏi thăm của các bạn tù về anh như một cái phao để mà sống và hình như tất cả đều tin là anh đang làm một cái gì đó ở bên ngoài kia chứ không thể an phận kiếp lưu vong ! Quả thật khi tôi được thả về tháng 2 năm 1983 gần cuối năm thì chinh tai tôi đã được nghe bản cương lãnh Mặt Trân Quốc Gia  Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam của chủ tịch Hoàng cơ Minh đọc trên một tần số trong radio tại Sài Gòn bắt được . Cho đến một ngay đài truyền hình loan tin ngày mai tại nhà hát thành phố toà án nhân dân sẽ sử án một số tàn quân phản động Hoàng Cơ Minh, âm mưu xâm nhập biên giới phía tây VN để phá hoại bị bắt tại Nam Lào.

Sáng sớm hôm sau tôi đạp xe ngang qua nhà hát TP ( trụ sở QH cũ ) thấy một biểu ngữ đỏ chữ vàng ghi là Toà án nhân dân TP xử án bọn phản động  Hoàng cơ Minh. Vào buổi chiều đài truyền hình TP cho phát lại buổi sử án cũng có luật sư bào chữa tội nhân đâu 2 hay 3 người lính ( tôi không nhớ rõ lắm )  được cho là thuộc hạ của tướng Minh  bị bắt. Mở đầu luật sư bào chữa nói như công tố buộc hết tội này đến tội khác rồi kết luân đáng bị án tư hình và xin toà khoan hồng, thật là buồn cười. Cũng buổi chiều hôm đó tờ báo Sài gòn giải phóng có một bài phỏng vấn được đăng ở trang 2 giữa một Thiếu Tướng ngành CA với một sĩ quan cấp Trung Uý QĐND, người cung cấp các hình ảnh về tổn thất của lực lượng Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh tại Nam Lào.

Đọc bài báo và nhiÌn hình anh tôi xúc đông muốn khóc .

 

Ngày 22/1/1990 gia đinh tôi  đến Mỹ theo diên HO đi khám bệnh gặp bác sĩ Võ tư Nhượng khi biết tôi là SQ Hải Quân ông vồn vã và khẳng định là anh chưa chết !?...

Quả thật anh chưa chết trong lòng những người yêu mến anh, riêng với tôi anh vẫn là một người anh,một người thầy một cấp chỉ huy mẫu mực trong sạch trung thực thương yêu thuộc cấp như anh em ruột thịt vậy.
 
                                                            Bùi tiết Quý

                      Viết tại Nam California/USA  tháng 6 năm 2015 nhân kỷ niệm sinh nhật ông

                                                         (20/6/1935  -  20/6/2015)