
Đặc biệt, vì ông đi thu thập được khoảng 3,000 chữ ký của người dân địa phương chống khai thác bauxite tàn phá môi trường và phá hoại đời sống bình thường của người dân, nên đây là một trong những lý do chính yếu đã thúc đẩy chế độ Hà Nội ra lệnh bắt giữ và bỏ tù ông.
Trong tù, ông bị xuất huyết bao tử, với những triệu chứng nguy ngập nhưng nhà tù CSVN đã không cho ông đi khám và chữa bệnh. Mãi đến khi bị các áp lực mạnh mẽ của các chính phủ tây phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, ông mới được cho đi chữa bệnh hồi cuối năm 2013 khi bệnh của ông đã trở nên quá nghiêm trọng.
Tại bệnh viện, người ta đã cắt bỏ ¾ bao tử của ông bị ung thư. Dù sức khỏe vẫn tồi tệ, ông vẫn bị đưa lại nhà tù dù bệnh ung thư của ông đã ở giai đoạn cuối. Theo lời ông Đinh Đăng Định kể với nhà báo Trương Minh Đức, khi mới phát hiện đi cầu ra máu, ông có đề nghị được đi bệnh viện khám, nhưng ban giám thị trại giam không những không cho đi mà trái lại còn đánh ông.
Ngày 21/03/2014, thầy giáo Đinh Đăng Định nhận được 'quyết định đặc xá' của chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đang cận kề cái chết. Lý do việc đặc xá được nói là "để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của nhà nước". Trả lời cuộc phỏng vấn của đài VOA, nông Đinh Đăng Định nói rằng “Cái lệnh này cũng không mang lại giá trị gì nữa, bởi vì tôi cũng đã sắp sửa kiệt hết sức rồi. Không khoan hồng, không chút nhân đạo gì”.
Dù ở những giây phút cuối đời, ông Đinh Đăng Định vẫn chứng tỏ là một người quan tâm tới tương lai và vận mệnh đất nước. Ông nhắn nhủ “Những người quan tâm, xin hãy quan tâm đến phương diện chung đó là cuộc đấu tranh chống độc tài của chế độ cộng sản. Còn cá nhân tôi thì cũng không còn gì để quan tâm nữa.”
Ông Đinh Đăng Định, một nhà giáo trở thành người đấu tranh dân chủ và bảo vệ môi trường đã từ trần vào lúc 9 giờ 35 phút tối 03 tháng 04 năm 2014 vì chứng bệnh ung thư. Sự ra đi của ông đã để lại thương tiếc cho nhiều người biết ông trực tiếp hay gián tiếp qua các cơ quan truyền thông quốc tế hay trên trang mạng xã hội.
Thân nhân quây quần quanh thầy giáo
Đinh Đăng Định khi ông ở những giây phút cuối đời. (Hình: Dân Làm Báo)
|
Đã có nhiều bài viết tường
thuật lại chính sách vô nhân của CSVN đối với thầy giáo Đinh Đăng Định trong
thời gian ông bị tù tội, trong phiên xử ông tại Toà Án và những khổ đau cá nhân
ông và gia đình đã trải qua trong cơn bệnh hiểm nghèo…
Để cuộc tranh đấu và cái
chết của ông không bị lãng phí và để giúp cho những ai tiếp nối công cuộc tranh
đấu của Đinh Đăng Định, tôi xin trình bầy lý do tại sao cần nỗ lực để chấm dứt
việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, một âm mưu đen tối làm hại và đe dọa
Việt Nam trên rất nhiều phương diện.
Tôi xin khai triển vấn đề
trên những khía cạnh sau đây:
Khai thác bauxite có cần
thiết không ?
Khai thác bauxite tại Tây
Nguyên làm hại VN ra sao về mặt kinh tế.
Khai thác bauxite tại Tây
Nguyên phá hủy môi trường và đe dọa một phần lớn lãnh thổ VN ra sao.
Kế hoạch chế ngự đất nước
Việt Nam
bởi Trung Cộng đã khởi đầu ra sao và diễn tiến như thế nào qua âm mưu khai thác
bauxite tại Tây Nguyên.
Khai thác bauxite có cần
thiết không ?
Bauxite là loại quặng để
điều chế kim loại Aluminum. Công cuộc khai thác bauxite tại Tây Nguyên chưa
phải là sản xuất Aluminum mà chỉ nhằm tinh chế bauxite thành một sản phẩm trung
gian, một chất bột có tên là Alumina,
Alumina giá khoảng 300$/T trong khi kim loại Aluminum mắc gấp 6 tới 8
lần, giá khoảng 2,000 $/T.
Những năm gần đây, vai trò
của kimloại Aluminum không còn quan trọng như xưa vì một phần công dụng của
Aluminum đã được thay thế bằng chất plastic, sợi carbon hay kim loại Titanium
là những chất hoặc là nhẹ, hoặc bền chắc hơn Aluminum.
Bảng giá biểu các kim loại
thông dụng đính kèm cho thấy chỗ đứng khiêm tốn hiện nay, và từ đó tương lai
của thị trường Aluminum. So với các kim loại đắc dụng, Aluminum rẻ và giá cả ít
sinh động nhất vì vậy đầu tư vào ngành sản xuất nguyên
liệu Aluminum không có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Không những thế, việc sản
xuất Aluminum từ quặng bauxite lại là hoạt động độc hại nhất cho môi trường cho
nên xu hướng của Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu là nhường công việc này cho các
quốc gia ít quan tâm tới sức khoẻ của quần chúng như Trung Quốc, Nga, mấy quốc
gia vùng Vịnh hoặc nước có những vùng thưa dân cư như Úc.
Bauxite cũng không phải là
một tài nguyên hiếm quý, không khai thác thì uổng và vùng Tây Nguyên của VN không
phải là vùng đất bỏ hoang. Việt Nam
hiện là một quốc gia nhất nhì về sản xuất cà phê và hạt điều là nhờ góp phần
của Tây Nguyên và việc đầu tư vào bauxite hại rất nhiều mà lợi chẳng bao nhiêu.
Chỉ tiêu so sánh
|
đ/vị
|
bô - xít
|
Cao su
|
Cà phê
|
1.
Tổng vốn đầu tư, tỷ.đồng
|
tỷ VNĐ
|
2.938,8
|
2.938,8
|
2.938,8
|
2.
Diện tích cây xanh bị phá hủy
|
ha
|
4.000
|
0
|
0
|
3.
Diện tích cây xanh được trồng mới
|
ha
|
0
|
34.754
|
58.777
|
4.
Tổng Doanh thu hàng năm
|
tỷ đ.
|
1.450
|
2.242
|
5.878
|
5.
Tổng thuế nộp ngân sách hàng năm
|
tỷ đ
|
30
|
701
|
2.175
|
6.
Lợi nhuận sau thuế hàng năm
|
tỷ đ
|
301
|
1.061
|
3.703
|
7.
Khả năng thanh toán nợ của dự án
|
B/C
|
1,9
|
9,0
|
9,0
|
8.
Thời gian thu hồi vốn
|
năm
|
<5
|
>3
|
>1
|
9. Sử dụng lao động
|
người
|
5000
|
173.000
|
588.000
|
Khai thác bauxite tại Tây
Nguyên làm hại VN ra sao về mặt kinh tế.
Có rất nhiều chi tiết có thể
đề cập trong lãnh vực này, để có thể dành thì giờ cho những vấn đề quan trọng
hơn chúng ta chỉ cần lưu ý ở điểm sau: Thay vì sản xuất các nông phẩm có giá
trị thương mại cao có thể tiêu thụ tại nhiều thị trường khác nhau, việc khai
thác bauxite tại Tây Nguyên sẽ cho một sản phẩm rẻ tiền và nặng nề là chất
Alumina, tuyến đường mấy trăm cây số để chuyên chở từ nơi sản xuất tới cảng
xuất cảng phải do ngân sách quốc gia đài thọ. Đã thế, chỉ có thể tiêu thụ tại
một thị trường gần nhất là Trung Quốc (mà Trung Quốc ép giá hay chậm mua thì
chỉ có … đổ ra biển mà thôi!).
Mặt khác, khi
Tây nguyên biến thành vùng khai thác bauxite thì lợi tức do kỹ ngệ du lịch mang
lại cũng biến mất.
Khai thác bauxite tại Tây
Nguyên phá hủy môi trường và đe dọa một phần lớn lãnh thổ VN ra sao.
Bauxite là loại quặng Nhôm có khá nhiều trong thiên nhiên. Tại
Việt Nam quặng Bauxite tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Dak Nông và Lâm Đồng tại
Tây Nguyên, một vùng có cao độ trên 1000 m. Trữ lượng Bauxite tại Tây Nguyên
được ước lượng trên 5 Tỷ Tấn, có thể coi như nhiều thứ tư trên thế giới. Con số
trữ lượng to lớn này là do Việt cộng và Trung cộng công bố, nhưng nếu nhìn bản
đồ thế giới về phân phối bauxite trên thế giới từ mấy chục năm qua thì khó có
thể tưởng tượng một phần tư bauxite trên trái đất lại được tập trung trong vài
ngàn cây số vuông quanh vùng Daknong.
Trở về vùng
Tây Nguyên
Đây là một vùng trù
phú, phong cảnh xinh tươi
Tại sao khai thác bauxite
lại phá hủy môi trường
Quặng Bauxite ở gần mặt đất, trải rộng thành lớp mỏng, chi tiết
trải rộng thành lớp mỏng này rất quan trọng. Khi khai thác người ta phải
phá hủy lớp thảo mộc, xúc bỏ lớp đất mầu bên trên để lộ ra lớp quặng rồi dùng
xe xúc để đào lấy lớp quặng. Vì vậy việc khai thác quặng Bauxite sẽ phá hủy một
diện tích rừng cây hay hoa mầu rất lớn, lên tới cả ngàn mẫu và dẫn tới với 3
hậu quả sau:
- Vùng khai thác sẽ tạo ra rất nhiều bụi, gió có
thể cuốn đi rất xa làm trở ngại cho việc canh tác trong vùng và phá hoại
vẻ đẹp thiên nhiên.
- Khi trời mưa, cả một
vùng rộng lớn sẽ trở nên lầy lội và dễ có lũ lụt lớn vì không còn thảo mộc
và rễ cây rừng để giữ đất.
- Khi đất mầu trên mặt
đã bị xúc bỏ, sau khi lớp quặng Bauxite được lấy đi, cây cối hầu như không
mọc lại bình thường được nữa, có thể bị sói mòn vĩnh viễn hay phải mất
nhiều chục năm mới hồi phục. Quan niệm khai thác quặng Bauxite theo kiểu
“cuốn chiếu” (bóc lớp đất bên trên để khai thác bauxite, sau đó lấy đất
phủ lên lại để trồng trọt tiếp) là một ý niệm hoàn toàn không thực hiện
được trong thực tế.
Alumina là sản
phẩm được sản xuất để xuất cảng qua Trung Quốc, gía trên thị trường quốc tế
thay đổi từ 250 tới 300 US $
mỗi Tấn.
Chất cặn có được
trong quy trình Bayer là một loại bùn đặc sệt, mầu đỏ, thường gọi là Bùn Đỏ,
còn chứa nhiều caustic soda, có độ kiềm rất cao, có thể làm cháy da thịt nếu
đụng phải và giết hại cây cỏ, tôm cá nếu đổ vào sông hồ.
Trong việc biến
chế Bauxite, từ 4 Tấn quặng sẽ lấy được 2 Tấn Alumina và tạo ra 4 Tấn bùn đỏ.
Những nơi khai thác Bauxite cần phải làm những hồ chứa đặc biệt , dưới đáy có
lớp cách ly bằng plastic và đất sét để chất kiềm không thẩm thấu vào lớp nước
ngầm bên dưới. Hiện nay hầu hết các nơi khai thác Bauxite đều ít nhiều bị tác
hại bởi nạn bùn đỏ, trừ nước Úc là nơi quặng Bauxite được khai thác một cách
khoa học và bùn đỏ được tích lũy tại một vùng trũng, khí hậu sa mạc rất ít dân
cư.
Dự án khai thác Bauxite tại Việt Nam được phụ trách bởi 2 công ty là
Than Khoáng Việt Nam (TKV) và Chalco của Trung Quốc. Các kế hoạch khai thác này
chỉ được đem ra trước công luận vào năm 2008 do cuộc hội thảo giữa các chuyên
gia và trí thức tổ chức bởi Viện Tư Vấn Phát Triển.
Trong
buổi hội thảo, các thuyết trình viên đã nêu ra được 10 lý do bất lợi trong việc
khai thác Bauxite tại Tây Nguyên và khuyến cáo nên ngừng ngay dự án. Các lý do
chính có thể tóm tắt như sau:
l
Quá trình khai
thác và chế biến alumina cần 1 lượng nước rất lớn. Trung bình 1 tấn alumina cần
30m khối nước, trong khi đó, vùng khai thác Bauxite lại là nơi phát nguyên của
sông Đồng Nai, nguồn nước sinh hoạt của vùng Biên Hoà & Sài Gòn. Chưa kể là
mực nước ngầm cần thiết cho canh tác tại Tây Nguyên hiện đã xuống rất thấp,
đang ở mức kiệt quệ.
l
Giá thành sản
phẩm của dự án chưa được xác định rõ ràng. Để xuất khẩu Alumina, cần xây dựng
thêm 270km đường sắt từ Bình Thuận lên Tây Nguyên và một cảng biển tại Bình
Thuận với chi phí cộng chung khoảng 1 Tỷ
835 triệu US $.
Với 2 khoản chi này giá thành để xuất cảng còn cao hơn nữa ! Trong khi đó giá
bán nguyên liệu thô Alumina trên thế giới đang giảm mạnh. Ngay cả Trung Quốc
cũng đã phải đóng cửa các dự án Alumina ở tỉnh Sơn Đông vì sở hụi sản xuất quá
cao.
l
So sánh với các
sản phẩm khác của Tây Nguyên, nếu dùng số tiền đầu tư vào dự án khai thác Bauxite
để trồng Cà phê hay Cao su thì sẽ đem lại lợi tức và công ăn việc làm cho người
dân hơn rất nhiều.
Về nguy cơ thành hồ
chứa bùn đỏ bị vỡ hoặc mưa lũ làm làm chất bùn tràn ra ngoài thì không phải chỉ
là một đe dọa giả tưởng, một năm sau khi kế hoạch khai thác bauxite tại Tây
nguyên khởi công, vào năm 2010 một bồn
chứa bùn đỏ tại vùng khai thác bauxite bên Hungary bị vỡ
Thảm họa bao chùm
cả một vùng bao la.
Đối với Việt Nam,
đừng quên là sông Đồng Nai chẩy về Biên Hoà & Sài Gòn bắt nguồn trên vùng
Tây Nguyên, như vậy thì sức lan tỏa của một tai nạn về bùn đỏ tại đây sẽ chuyển
đi rất xa tới một khối dân cư rộng lớn.
Xét về
nguyên nhân chính trị của Dự án khai thác Bauxite Dak Nông,
Điều ghi nhận được là: Mặc dầu vào đu tháng
11-2008 một số đông các nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến
lãnh đạo Đảng CSVN đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại,
cân nhắc lợi hại một cách toàn diện, các dự án này vẫn được triển khai và trong
tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc có mặt trên công trường (dự
kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án). Tướng Võ Nguyên Giáp, một
công thần của chế độ đã viết 1 lá th cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lên không những các khía cạnh kinh tế và văn hóa mà còn nhấn mạnh nhu cầu
an ninh quốc phòng để yêu cầu ngưng các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên …
Gián
tiếp trả lời cho bức thư này, TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với báo chí ngày 04/02/2009: “Vấn đề khai thác
bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước... »
Điều
đáng lưu ý là: Dầu bảo rằng đây là chủ trương lớn của Nhà Nước, nhưng không có
dấu vết gì một vấn đề to lớn như vậy đã được thông qua bởi bộ phận Hiến Định
của chế độ là Quốc Hội nước CHXHCNVN, mà chỉ là điều khoản được nhắc tới trong
Thông Cáo Chung giữa Giang Trạch Dân và
Tổng Bí Thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh vào tháng 12 năm 2001 và giữa Thông Cáo
Chung của Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh vào tháng 6 năm 2008. Như vậy, việc khai
thác Bauxite Dak Nông có thể coi như mệnh lệnh từ Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào
cho TBT Đảng CSVN Nông Đức Mạnh.
Về
lý do Trung Cộngchủ trương biến Tây Nguyên của Việt Nam thành nguồn cung cấp Alumina
cho Trung Quốc, có thể giải thích như sau:
l
Lý do đầu tiên
là dùng vốn đầu tư để thao túng và kết
nạp tay sai, chẳng phải vì VN là nơi có tài nguyên Bauxite phong phú và quý giá
để TQ và VN hợp tác kinh tế.
l
Tăng cường sự lệ
thuộc của VN vào Trung Cộng bằng cách tiêu hao các nguồn lợi tức của VN như kỹ
nghệ du lịch, nông sản cà phê, trà, hạt điều… thay thế bằng alumina chỉ có thể
bán cho Trung Quốc
l
Biến VN thành
nơi hứng chịu các phế thải độc hại để khai thác Bauxite thay cho các vùng đất
của Trung Quốc.
l
Tạo cơ hội cho Trung
Cộng đặt chân vào Tây Nguyên, thực hiện gọng kìm thứ nhì khống chế VN. Mang tới Tây Nguyên
hàng ngàn công nhân, gia đình và lực lượng bảo vệ, biến nguy cơ xâm lăng thành
hiện thực. Điều cần lưu ý là hiện nay,
về phương Tây, tại các vùng tiếp cận với Tây Nguyên là Attopeu bên Lào và
Mondolkiri tại Cambot, đều đang được Trung Cộng khai thác về Bauxite và các tài
nguyên khác.
Như
vậy, ngoài lằn ranh “lưỡi bò” Trung Cộng đang áp đặt tại Biển Đông của nước ta
để dành độc quyền khai thác ngư sản và dầu khí, về phía Tây Trung Cộng đã thực
hiện một mũi nhọn đi qua Attopeu, Mondolkiri và Dak Nông, đâm vào lưng lãnh thổ
Việt Nam.
Ngoài 2 gọng kìm về phía Đông và phía Tây, khi khai
thác Bauxite tại Tây Nguyên, chỉ sau 1 thời gian ngắn Trung Cộng sẽ thành công
treo “lưỡi gươm tử thần bùn đỏ” trên đầu dân tộc VN, an ninh Việt Nam sẽ ra sao
khi Trung Cộng thành công tích lũy tại thượng nguồn sông Đồng Nai một khối bùn
đỏ vĩ đại ?
Đinh Đăng Định và Ý Chí
Bảo Vệ Tây Nguyên
Là một cư dân tại Dak Nông, một cựu quân nhân và nhất là một thầy giáo dậy môn Hóa Học, Đinh Đăng Định đã ý niệm trọn vẹn nguy cơ tàn phá Tây Nguyên, khống chế và xâm lăng Đất Nước Việt Nam của Trung Cộng. Ông đã làm trách nhiệm của một bậc sĩ phu hướng dẫn đồng bào bảo vệ quê hương, quyết không để chính quyền Việt Cộng, tay sai Trung Cộng, chiếm đoạt nhà đất, ruộng vườn để thực hiện dự án nguy hại Khai Thác Bauxite tại Tây Nguyên.
Song hành và cùng mục tiêu
với nhóm trí thức thực hiện trang Bôxít Vietnam , Đinh Đăng Định đã vận động
đồng bào tiến hành một cuộc tranh đấu trên một bình diện khác. Vì cô thế và do
tính chất quần chúng mà chính quyền Việt cộng e sợ, ông đã bị đàn áp và cầm tù
cho tới chết.
Kể từ lúc khởi đầu kế hoạch
khai thác bauxite Daknong vào cuối năm 2008, CSVN chỉ có hành động và lời nói
lừa bịp để ăn chia tham nhũng và tạo điều kiện cho Trung Cộng phá hoại và xâm
lăng tại Tây Nguyên. Vào ngày 20/5/2014 đáp lại câu hỏi về tình trạng không thu
hoạch của nhà máy Daknong (nhưng nhà máy đã xây dựng, tiền đã chi ra bừa bãi và
đạo quân nhân công Trung Cộng đã tràn lan tại chỗ), viên Chủ Tịch Doanh Nghiệp
Nhà Nước TKV Trần Xuân Hòa, trách nhiệm dự án
Daknong đã trả lời: “Chỉ trong vòng 2-3
tháng nữa sẽ thấy được quyết định rất quan trọng của việc phát triển bô xít ở
Đắc Nông”.
Căn cứ trên câu hỏi của
phóng viên:
Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên khi trình Bộ Chính trị thông qua đã
chỉ rõ mốc 2011 sẽ có lãi, sẽ trích lại 1 phần lợi nhuận cho các tỉnh Đắk Nông,
Lâm Đồng để đầu tư lại cho địa phương. Khi đó các địa phương lên tiếng ủng hộ
cũng vì những hứa hẹn này. Nhưng lời hứa đó đến nay rõ ràng đã chậm. Tập đoàn
có thể giải thích gì về việc này khi yêu cầu xã hội đặt niềm tin?
Như vậy là hứa hẹn hão huyền
đã chậm 3 năm, với 2 - 3 tháng nữa phỏng có hơn gì ?
Tuy nỗ lực của thầy giáo
Đinh Đăng Định đã không ngăn cản được kế hoạch khai thác bauxite Daknong, nhưng
cái chết của ông đã đánh dấu một bước tiến cho sự kết hợp của các lực lượng
tranh đấu cho dân chủ ở trong và ngoài nước. Linh cữu của Thầy quàn tại Dòng
Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã được bao quanh bởi vòng hoa phúng điếu của hầu hết các
nhân vật và tổ chức đấu tranh
Chúng ta có thể làm gì
tiếp theo những vòng hoa tưởng niệm này ?
Câu trả lời đơn giản là :
Hãy làm tinh thần Đinh Đăng Định sống mãi để tiếp tục cuộc tranh đấu nhằm chấm
dứt và triệt hạ các cơ sở khai thác bauxite Daknong để bảo vệ môi trường sống
cho dân tộc Việt Nam
và đẩy lùi âm mưu xâm lăng của Trung Cộng.
Một công việc cần và có thể
thực hiện ngay, tuy nhỏ bé và khiêm tốn, là hãy thực hiện một trang thông tin
ghi lại những nguy cơ và tai họa do việc khai thác bauxite tại Daknong gây nên,
hiện tình thực hiện chương trình đó như thế nào.
Trang này cũng được dùng làm
nơi thông tin và liên lạc giữa những cá nhân và tổ chức hoạt động trong cùng
một mục tiêu với thầy giáo Đinh Đăng Định, đó là:
Chấm dứt và triệt hạ những cơ sở
nhằm khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét