10/01/2013

Cần thay đổi thói quen gọi tên ngoại quốc để mở rộng tầm nhìn của dân tộc

Đồng bào chúng ta thường có thói quen gọi tên người hay địa danh Tàu theo âm tiếng Việt và viết tên Tây theo lối nói và cách viết chữ Việt Nam. Đây là một thói quen tai hại vì sẽ giới hạn sự hiểu biết của người Việt về nước Tàu và thế giới vì khi đã quen tên và địa danh qua một số bài viết bằng Việt ngữ, đồng bào sẽ bị lạc lõng khi đọc các tài liệu ngoại ngữ, từ đó sẽ chỉ ưa đọc và hiểu được về nước ngoài qua bài viết của một số nhỏ người Việt đóng vai trò thông ngôn lại cho cả dân tộc.

9/17/2013

Công An CSVN Bạo Hành

Tên của CA bạo hành:  Đại Úy Minh
Tên nạn nhân: Nguyễn Chí Đức
Chuyện xẩy ra ở đâu, tháng & năm nào: Hà Nội 7/2011
Ai cung cấp hình:
Nguồn Thông Tin: http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-widespread-police-brutality-04-06-12-146455955/1120040.html
Tóm lược: Công an Việt Nam trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 17/7/2011

8/25/2013

Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước



Trần Trung Đạo (danlambao) - Về hình thức “công hàm Phạm Văn Đồng” chẳng khác gì một công án thiền, chỉ 121 chữ với nội dung đơn giản nhưng làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, phân tích, bàn thảo và làm ngưng chảy dòng nhận thức của mọi người mỗi khi nhắc đến. Huyền bí hơn nữa, “công hàm” là một tài liệu có thật và là cây gai trong mắt của những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhưng trong bao nhiêu lần “xác định chủ quyền Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa” giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không hề nhắc đến, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Sự im lặng phải có lý do, bởi vì nếu chỉ là vấn đề biển đảo, lãnh đạo đảng đã giải thích từ lâu rồi đâu cần đợi ai nhắc nhở.

Trước khi bàn đến “công hàm” mới, phải nhắc lại vài chuyện về “công hàm” cũ. 

8/18/2013

Cận cảnh: Chồn 'làm ra' cà phê chồn

(TNO) Một trang trại cà phê chồn (rộng 2,4 ha) ở khu Trại Hầm, P.10, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng đang trở thành điểm đến thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước bởi việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn danh tiếng, độc nhất vô nhị.

Trang trại cà phê chồn đầu tiên ở phố núi Đà Lạt này, được ông Nguyễn Quốc Minh (TP.HCM) đầu tư hơn 42 tỉ đồng để lập nên sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và mua lại vườn cà phê moka đang thời kỳ cho thu hoạch của người dân ở đây.
Không chỉ có vườn cà phê, chủ nhân trang trại này còn làm chuồng và nuôi 120 con chồn hương (cầy vòi hương) để sản xuất cà phê chồn theo một quy trình khép kín. Và đây cũng chính là lý do mà du khách đến với trang trại này.
Cà phê chồn hay nói đúng ra là cà phê phân chồn, bởi sản phẩm thu được từ việc thải loại thức ăn không tiêu hóa hết của chồn hương. Nhờ tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày chồn, mà loại cà phê này trở thành thượng hạng, được cả thế giới ưa chuộng. Và hiện được trang trại này bán với giá 20 triệu đồng/kg hạt nhân khô.  
  Du khách tham quan khu vực nuôi chồn

8/15/2013

Làng ung thư tại Trung Quốc



image
Một bệnh nhân bị ung thư dạ dày (trái) đang nói chuyện với bạn bè trong làng Shangba thuộc tỉnh Quảng Đông

TQ: Nhà hoạt động môi trường phản kháng ở làng ung thư

BẮC KINH — Chính phủ Trung Quốc hồi đầu năm nay đã thừa nhận sự hiện hữu của những ngôi làng ung thư, nhưng việc này không tạo ra sự thay đổi nào trong cuộc sống của người dân ở làng Ngũ Lý, nơi dân chúng nói rằng nước uống bị ô nhiễm đang gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo.

Bà Ngụy Đông Doanh cho biết tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở làng Ngũ Lý của bà đã tăng mạnh vì nạn ô nhiễm.

image
Bà Ngụy nói rằng một người đàn ông hàng xóm của bà trong độ tuổi 70 tuổi đã qua đời hồi tháng trước vì bệnh ung thư thực quản.

8/13/2013

Chung quanh chuyến Mỹ du của phái đoàn Trương Tấn Sang vào ngày 25 tháng 7 năm 2013



Hôm nay là ngày 10/8/2013, vào lúc chúng ta thử nhận định về chuyến Mỹ du của Trương Tấn Sang cách đây chưa đầy 3 tuần thì có tin hãng thông tấn Kyodo loan báo nguồn tin chính phủ Nhật cho biết nước này dự kiến mời ông Sang qua thăm Nhật theo nghi thức quốc khách vào tháng 3 năm tới.
Theo Kyodo, với lời mời làm quốc khách, nghi thức cao nhất dành cho một lãnh đạo nước ngoài, Nhật Bản rất mong muốn thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực đang có nhiều thay đổi nhanh chóng. Tờ báo cũng nhắc đến việc Nhật và Việt Nam đều đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc lần lượt trên Hoa Đông và Biển Đông.
Tuy cuộc viếng thăm Nhật Bản của TTS không có tính cách dồn dập như hai chuyến công du Indonesia và Hoa Kỳ, chỉ vài tuần sau chuyến viếng thăm Trung Quốc, việc thông báo chuyến đi vào thời điểm này cũng là sự kiện có ý nghĩa.
Trong tương quan của VN với các quốc gia khác, liên hệ với Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt vì nó đã trở thành một hình thức lệ thuộc quá đáng. Tuy nhiên trong chuyến viếng thăm vào tháng 6/2013, mức độ lệ thuộc này đã trở nên tuyệt đối qua hình ảnh và nội dung bản Tuyên Bố Chung gồm có 8 điểm, trong đó riêng điểm 3 chứa đựng đến 13 mục quan hệ hợp tác vừa mở rộng vừa ăn sâu.



Hình ảnh Trương Tấn Sang tại Trung Quốc. Hình ảnh này ra sao, thiết tương chẳng cần bàn luận thêm.

8/05/2013

Tổ Quốc ngàn năm và người anh em mãi mãi




 


Hình ảnh bìa sách “Đứng Vững Ngàn Năm. Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc” của Ngô Nhân Dụng thoáng hiện trên Internet đã đem lại niềm vui cho tôi trong suốt hôm tôi được nhìn thấy. Đây là vấn đề tôi đã tự đặt ra cho chính mình từ lâu, nên nhân có cơ hội tới Orange County 2 ngày trước hôm ra mắt sách, tôi đã tới ngay toà soạn báo Người Việt để có được tác phẩm trong tay.  
Cũng giống như các bài viết khác của Ngô Nhân Dụng, lối hành văn như kể chuyện của ông, với những chi tiết đa dạng, phần lớn là mới lạ và hấp dẫn, đã khiến cho sách có thể được đọc từng phần, vào ngang giữa chừng, hay từ đầu tới cuối một cách thoải mái, nhanh chóng…

7/13/2013

Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ Tịch Trương Tấn Sang

Nguyễn Trọng Vĩnh

Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn lợi cho Trung Quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục.

Nguyễn Trọng Vĩnh

 

Tôi vừa đi nghỉ mát về, có bạn đến chơi. Sau khi thăm hỏi sức khỏe, bạn hỏi:

-   Bác có theo dõi chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang không?

Tôi nói:

-   Có.

-   Bác có đọc bản tuyên bố chung không? Bác có nhận xét gì?

Sau đây là ý kiến của tôi:

Sau Đại hội XI, hầu hết các vị lãnh đạo quan trọng đều đã lần lượt sang thăm Trung Quốc. Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì chỉ mới đi thăm Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nga, Brunei, chưa thăm Trung Quốc.

Cảm thấy Chủ tịch Trương Tấn Sang có suy nghĩ khác về Trung Quốc, ông Tập Cận Bình quyết định mời Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm, mong uốn ba tấc lưỡi cùng với sự đón tiếp long trọng, nồng nhiệt thuyết phục tranh thủ Chủ tịch Trương Tấn Sang có lợi cho Trung Quốc.

Chủ tịch Trương Tấn Sang không thể không đáp ứng lời mời.

Tôi có cảm tưởng bản “Tuyên bố chung Việt – Trung” do phía Trung Quốc soạn thảo, chủ yếu lợi cho họ.

Ngay đầu mục 2 người ta nêu ngay bài bản lừa phỉnh cũ: “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước”…

Từ trước đến nay, có bao giờ Trung Quốc thực hiện các “phương châm” và “tinh thần” đó đâu? Ngược lại, hoạt động của họ từ lâu nay chỉ nhằm thực hiện mưu đồ hiểm ác khống chế chúng ta, thực tế họ đã khống chế chúng ta về cả quân sự, chính trị, kinh tế.




Về quân sự:

Không kể việc đánh cướp Hoàng Sa của chúng ta năm 1974 và cuộc xâm lược của 60 vạn quân giết hại đồng bào, tàn phá các tỉnh biên giới của chúng ta vào tháng 2/1979, chỉ kể từ khi Trung Quốc đưa ra “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt”, họ cậy có bộ máy quân sự đồ sộ, tự tung tự tác liên tục hoành hành bá đạo ở biển Đông mà ta không làm gì được.

Tờ “Hoàn cầu thời báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc không biết bao nhiêu lần lăng mạ ta, dọa đánh ta, hung hãn nhất là câu “diệt bọn Việt Nam làm lễ tế cờ cho trận đánh Nam Sa…”, ta cũng phải im.

Về chính trị:

Trung Quốc ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược tháng 2/1979 của họ, không được truy nhận liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ ta trong trận chiến ấy, cũng như đối với 64 cán bộ, chiến sĩ ta hy sinh trong trận Trung Quốc chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, hành động tưởng niệm các liệt sĩ trong hai trận chiến ấy cũng bị cấm.

Trung Quốc tùy tiện can thiệp vào sự sắp xếp nhân sự trong bộ máy Đảng, chính quyền của nước ta, ngăn ta không được quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, không được đàm phán đa phương, ép ta không được để cho dân biểu tình, không cho phép báo chí phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn ta không được quan hệ mật thiết với Mỹ.

Gần đây, các bài thi viết về học tập đạo đức Hồ Chí Minh mà đụng đến Trung Quốc và biển Đông thì không được xét chấm. Tóm lại trung Quốc muốn gì đều được.

Về kinh tế:

Trung Quốc lũng đoạn thị trường nước ta, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập kể cả hàng hóa độc hại chèn ép hàng hóa của ta. Hiểm ác hơn nữa, Trung Quốc còn qua thương lái phá hoại kinh tế nước ta. Hàng trăm tấn dưa hấu, vải thiều thối bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn; đặt mua giá cao “trồng khoai tím”, “chặt dừa non” của đồng bào Nam Bộ rồi bỏ không mua; mua rễ cây hồ tiêu giá cao để “làm thuốc”, làm mất mùa tiêu khiến nông dân điêu đứng.

Cả ba mặt đều bị họ khống chế.

Chả lẽ nước ta chỉ còn cái vỏ độc lập thôi ư?!

Sang mục 3 Điểm III ghi: …tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước….

Việt Nam được đào tạo cán bộ cho Trung quốc ư? Hay là chỉ Việt Nam đưa người sang để Trung Quốc đào tạo cho trở thành cán bộ thấm nhuần tư tưởng “thần phục Trung Quốc”?

Điểm IV tiếp đó ghi: …tăng cường giao lưu cấp cục, vụ giữa hai Bộ Ngoại giao”.

Thông thường bang giao giữa các quốc gia chỉ có thăm gặp gỡ cấp cao, rồi đến cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, thấp nhất chỉ đến cấp trợ lý Bộ trưởng gặp nhau đối thoại. Nay Trung Quốc muốn giao lưu xuống cấp cục, vụ là có dụng ý gì? Phải chăng cấp cục, vụ Việt Nam sang giao lưu để Trung Quốc có dịp “đãi đằng thịnh soạn, thân tình” nhằm thuyết phục, mua chuộc họ?

Điểm VII có đoạn ghi: …khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư”.

Điểm này chủ yếu là tạo thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Trung Quốc đã và sẽ đầu tư vào nước ta, doanh nhân Việt Nam mấy ai dám đầu tư vào Trung Quốc? Bởi vì sản phẩm công nghiệp thì Trung Quốc thứ gì cũng có, doanh nhân ta đầu tư sang thì sản xuất gì, kinh doanh gì cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc?

Điểm XI ghi: …tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới  hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam…”.

Tỉnh Điện Biên nằm sâu trong nội địa Việt Nam có dính gì đến biên giới và tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng chả phải là tỉnh biên giới với Việt Nam mà Trung Quốc cũng lôi vào, thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Quốc mà đòi hợp tác với 7 tỉnh của Việt Nam. Rõ ràng là có ý đồ xấu. Các tỉnh biên giới của ta được lợi gì? Có chăng là được mua thuốc men gần và hàng hóa rẻ tiền từ Trung Quốc tràn vào hoặc được sang Phòng Thành, đi tham quan Côn Minh, Quế Lâm dễ dàng. Còn về phía Trung Quốc? Đã là “hợp tác” thì tạo điều kiện cho đối tượng ra vào dễ dàng, nhân viên, thương lái Trung Quốc được đi khắp nơi trong tỉnh của ta, nắm được tình hình các mặt, biết rõ địa hình địa vật, đường đi lối lại, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản… để khi cần thì họ lợi dụng.

Điểm XII tiếp ghi: …Cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người và hàng hóa qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế….

Điểm này cũng chủ yếu thuận lợi cho Trung Quốc. Từ trước đến nay ta kiểm soát hàng lậu và hàng kém phẩm chất (gia cầm thải loại, phủ tạng động vật, v.v.) đã khó rồi, nay người Trung Quốc trực tiếp đưa hàng hóa vào nội địa nước ta thì kiểm soát và kiểm dịch càng vô cùng khó. Hiện tại, người Trung Quốc theo các công trình họ trúng thầu, khai thác bô xít Tây Nguyên, du lịch tự do rồi ở lại… đã có khoảng vạn người. Nay người trung Quốc được vào dễ dàng thì sẽ tăng đến bao nhiêu? Đội quân thứ 5 sẽ rất lớn.

Về vấn đề trên biển, lẽ ra phải được ghi: Các vấn đề khác nhau trên biển, kiên trì đàm phán trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tránh gây căng thẳng thêm, xúc tiến hoàn thiện và ký quy tắc ứng xử COC, thì lại viết …sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới, lãnh thổ cấp chính phủ… hiệp thương đàm phán tìm kiếm giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được….

Trên biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta được xác nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Phía Trung Quốc hoàn toàn không có gì, cái “lưỡi bò” do chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc tự vẽ không có giá trị, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chỉ to mồm tuyên bố khống chủ quyền gần hết biển Đông (trước đây gọi là biển Nam Trung Hoa). Họ không có gì lại đòi “hai bên đều có thể chấp nhận được”. Thật vô lý!

Từ trước đến nay, mọi hành động ngang ngược và xâm phạm chủ quyền nước ta như đưa hàng ngàn tàu cá có tàu hải giám và tàu chiến đi kèm xâm phạm vùng biển Trường Sa của ta, bắn, đuổi ngư dân ta, bắt và đâm hỏng tàu cá của ngư dân ta, phá hoại việc khảo sát trong thềm lục địa của ta… do Trung Quốc gây ra đều bị Bộ Ngoại giao và Hiệp hội Nghề cá của ta phản đối công khai, báo đăng, dân biết, các hãng thông tấn nước ngoài đưa lại.

Nay trong bản tuyên bố chung, Trung Quốc ghi được:“thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thiết lập đường dây nóng về các việc phát sinh đột xuất của nghề các trên biển… xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất… phù hợp với quan hệ hai nước”;“sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng….

Như vậy là từ đây Trung Quốc có gây ra những vụ việc côn đồ phi pháp trên biển Đông thì Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao Việt Nam có phản đối cũng sẽ chỉ được phản đối nội bộ trong điện thoại, dân ta không biết, báo không đăng, các nước ngoài không biết để khỏi xấu mặt Trung Quốc.

Mục 6 ghi: …Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Kinh tế Châu Á, tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, Hội nghị cấp cao Đông Á…”.

“Phối hợp” có nghĩa là đồng ý với những chủ trương của Trung Quốc. Trong các diễn đàn nói trên, các nước như Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei thường nêu việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ, họ đặt vấn đề không dùng vũ lực, sớm hoàn thiện và ký COC. Trong khi đó, vì “phối hợp” nên Trung Quốc cản được Việt Nam không nói gì đến thái độ và hành động của họ ở biển Đông, lĩnh vực mà trung Quốc ở thế yếu về chính trị và pháp lý trước dư luận.

Việt Nam là nạn nhân chính trong vấn đề biển Đông mà không nêu ý kiến gì khiến các nước ASEAN có liên quan nghi ngờ thái độ của Việt Nam, ảnh hưởng đến sự đoàn kết thành một khối vững chắc giữa các nước bị xâm phạm chủ quyền để đối phó với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn lợi cho Trung Quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục.

Sau cùng Chủ tịch Trương Tấn Sang mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Ông Tập Cận Bình chỉ cám ơn, lập lờ không rõ có nhận lời hay không.

Thái độ “kẻ cả” thường như thế.

N.T.V.

Tác giả gửi trực tiếp cho 

7/06/2013

Tuyên bố chung VN - TQ : Văn Kiện Đầu Hàng

Tuyên bố chung VN - TQ : Văn Kiện Đầu Hàng
Bùi Tín 01.07.2013
Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.

Nhân danh Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc. Ngày 21 tháng 6 ông đã ký với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình bản Tuyên bố chung rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước ta.

Bản Tuyên bố chung bằng hai thứ tiếng Trung Quốc và Việt Nam này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác và phố biến đi khắp thế giới.

Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc.

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
21/06/2013 15:36 (GMT + 7)


Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc từ ngày 19 đến 21-6.

6/11/2013

Cuộc Tuyệt Thực của TS Nguyễn Quốc Quân – Ngày 10 Tháng 6, 2013 tại Hoa Thịnh Đốn


 
Trưa ngày 10/6/2013, khi TS Nguyễn Quốc Quân bắt đầu cuộc tuyệt thực đồng cảm với LS Cù Huy Hà Vũ trong nhà tù CSVN, Trời đã đổ mưa tầm tã.
 

6/04/2013

BIỂN ĐÔNG VÀ ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 12



Đỗ Hoàng Điềm

Hội Nghị An Ninh Châu Á hay vẫn thường được gọi là Đối thoại Shangri-La vì địa điểm tổ chức tại khách sạn Shangri-La ở Singapore là một diễn đàn cấp quốc tế về lãnh vực an ninh và quốc phòng, qui tụ 28 quốc gia thuộc châu Á và vùng Thái Bình Dương. Diễn đàn này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002 và tới lần này là lần thứ 12, diễn ra trong 3 ngày từ Thứ sáu 31/05/13 tới ngày Chủ Nhật 2/06/13 vừa qua.

Tuy nhiên, cần phải nói rõ ngoài sự tham dự của quan chức quốc phòng của các quốc gia còn có nhiều học giả trong lãnh vực an ninh và quân sự. Vì vậy đúng như tên gọi, đây chỉ là một diễn đàn để các nước trao đổi quan điểm, trình bày chính sách của nước mình để thăm dò phản ứng, hoặc có những thảo luận bên lề để vận động cho những vấn đề mà nước mình quan tâm. Diễn đàn này không có những quyết định hay kết luận mang tính chính thức để ràng buộc các quốc gia tham dự. Tất cả chỉ là những thảo luận, nêu lên ý kiến, và vận động dư luận cho quan điểm của mình.

Mặc dù vậy nhưng trong những năm gần đây, Đối thoại Shangri-La trở nên quan trọng hơn vì Trung Quốc càng ngày càng ngang ngược tại Biển Đông, đồng thời cả Mỹ lẫn Nga đều báo hiệu sự can dự và quan tâm nhiều hơn của 2 nước này trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng được mời phát biểu vào lúc khai mạc hội nghị cho thấy quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong vùng, vì vị trí địa dư chiến lược và vì Việt Nam có nhiều quyền lợi nhất để mất trong tranh chấp với Trung Quốc.


 Nhưng điều đáng tiếc là vấn đề Biển Đông lại không nằm trong nghị trình chính thức của hội nghị lần này. Do đó, việc ông Nguyễn Tấn Dũng được mời phát biểu là một cơ hội cho ông ta làm 3 điều sau đây: (1) khẳng định việc Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò trên Biển Đông, cướp đoạt lãnh hải của các nước khác là một sự đe dọa an ninh khu vực, và thế giới cần phải hợp tác với Việt Nam và những quốc gia khác đang tranh chấp với Trung Quốc để giải quyết vấn đề chung này, (2) chính thức và công khai ủng hộ việc Philippines kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc, và (3) nêu rõ chủ trương và chính sách của Việt Nam trong lãnh vực an ninh và quốc phòng. Nếu ông Dũng trình bày được như vậy thì mới có thể giúp điều hướng những thảo luận sau đó của hội nghị vào vấn đề Biển Đông, mượn cơ hội để vận động bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc, và nâng tư thế của Việt Nam lên vị trí đi đầu cho cả khu vực. Tuy nhiên, trong dịp quan trọng này thì ông Dũng lại đã để lỡ mất cơ hội. Trước hết, về mặt tích cực, ông Dũng có nhấn mạnh tới nhu cầu khối ASEAN phải duy trì sự đoàn kết để đối phó với những đe dọa và giải quyết mọi khó khăn trong tinh thần hợp tác và bình đẳng. Điều này cần thiết vì Trung Quốc đang dùng nhiều thủ đoạn để gây chia rẽ trong ASEAN, không cho khối này thống nhất với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Về mặt tiêu cực thì có những điểm sau đây. Thứ nhất là mặc dù ông Dũng có đề cập tới nguy cơ bất ổn ở Biển Hoa Đông và Biển Đông nhưng ông ta chỉ nói một cách rất chung chung, thậm chí chỉ dám nói bóng gió chứ không dám đặt thẳng vấn đề với Trung Quốc. Ông Dũng nói nguyên văn là “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế”. Thế nào là “đâu đó”? Ông Dũng đã không hành xử đúng với cương vị của một người Thủ Tướng khi không dám nói rõ ràng là chính Trung Quốc là thủ phạm của những hành động trái với luật pháp quốc tế. Như vậy ông ta đã bỏ lỡ dịp để thúc đẩy hội nghị Shangri-La trao đổi cụ thể về thái độ ngang ngược của Trung Quốc.

Thứ hai, khi đã chẳng dám nói đụng chạm tới đàn anh Trung Quốc thì ông Dũng cũng bỏ lỡ cơ hội để một cách chính thức và công khai ủng hộ việc Philippines thưa kiện Trung Quốc tại tòa án Liên Hiệp Quốc. Chúng ta cần biết rằng Trung Quốc đang rất khó chịu và lo ngại vì việc thưa kiện này, và đang tìm mọi cách để tạo phân hóa trong khối ASEAN khiến các nước thành viên áp lực Philippines phải bỏ vụ kiện. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã giữ im lặng về việc này và chưa hề lên tiếng ủng hộ Philippines mặc dù biện pháp thưa kiện là một biện pháp cần thiết và hữu hiệu để đối phó với Trung Quốc. Chính Việt Nam cũng cần phải thưa kiện Trung Quốc vì trong tranh chấp Biển Đông, Việt Nam có nhiều nhất để mất so với tất cả các nước khác. Thế nhưng ông Dũng đã hoàn toàn lờ đi và không kêu gọi sự ủng hộ việc làm của Philippines.

Sau cùng, một ý nổi bật được ông Dũng lập đi lập lại nhiều lần trong bài phát biểu là việc xây dựng “lòng tin chiến lược” giữa những quốc gia trong vùng. Một vài tờ báo quốc tế khi đề cập tới ý này cũng đã nói rằng đây là một thuật ngữ mới của ông Dũng. Và quả đúng vậy, mấy chữ “lòng tin chiến lược” nghe thì có vẻ êm tai nhưng trong quan hệ quốc tế, căn bản của sự việc là vấn đề quyền lợi và sức mạnh để đối phó với nhau. Đáng lẽ ông Dũng phải nói tới nhu cầu giải quyết mâu thuẫn với nguyên tắc thương thảo bình đẳng, tương nhượng để tất cả cùng có lợi, và đoàn kết giữa những nước nhỏ để đối phó với Trung Quốc. Đằng này khi cứ xoáy vào việc xây dựng “lòng tin chiến lược” nhất là cũng chẳng định nghĩa được thế nào là “lòng tin chiến lược” thì chỉ khiến mọi người nghĩ là ông Dũng viễn mơ hay là ngây thơ nếu muốn xây dựng “lòng tin chiến lược” với Trung Quốc.

Với bài phát biểu của ông Dũng tại Đối thoại Shangri-La 12, điều đáng quan tâm là thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Trung Quốc là một thái độ đầy mâu thuẫn và để lộ rõ sự yếu kém. Mâu thuẫn vì một mặt thì nhà nước tuyên bố mua vũ khí như tàu ngầm, máy bay để bảo vệ biển đảo; và lâu lâu lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về những hành động gây hấn tại Biển Đông. Nhưng một mặt thì họ gửi hết phái đoàn này tới phái đoàn nọ sang Bắc Kinh để triều kiến và khấu tấu; lúc nào cũng đề cao tình nghĩa “anh em” giữa 2 đảng Cộng sản, đề cao mối quan hệ gọi là hữu nghị đặc biệt “16 chữ vàng” với Trung Quốc. Làm như thế thì có khác gì là tự tố cáo những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thực sự không có ý chí muốn bảo vệ chủ quyền của đất nước, thực sự không dám chống lại đảng cộng sản đàn anh Trung Quốc. Và tồi tệ hơn nữa, nhà nước đàn áp và bỏ tù rất nhiều công dân Việt Nam đã dám lên tiếng chỉ trích hay có những hành động cụ thể như biểu tình, ký tên vào kiến nghị để phản đối Trung Quốc. Gần đây nhất là bản án cực kỳ phi lý khi tòa án tỉnh Long An kết án 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù và Đinh Nguyên Kha 8 năm tù chỉ vì 2 em đã phản đối Trung Quốc bằng những truyền đơn, khẩu hiệu rất tích cực.

Mới ngày Chủ Nhật 2/06/13 vừa qua, trong lúc Đối thoại Shangri-La chưa kịp kết thúc thì nhà nước đã cho công an đàn áp, đánh đập và bắt giữ những người yêu nước tại Hà Nội chỉ vì họ biểu tình ôn hòa để phản đối Trung Quốc. Chỉ một việc làm đó thôi cũng đủ để kết luận là những người đang lãnh đạo đất nước hiện nay không xứng đáng vì họ đã đặt quyền lợi của cá nhân, của đảng Cộng sản lên trên cả quyền lợi của đất nước.

Để có thể đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc, chúng ta cần có một chính quyền làm được 3 điều sau đây. Thứ nhất, đoàn kết lòng dân thành một khối để từ đó huy động được sức mạnh của dân tộc. Sự đoàn kết và sức mạnh dân tộc là nền tảng vô cùng cần thiết để chống lại mối đe dọa từ bên ngoài. Nhà nước phải chấm dứt ngay những trò bắt bớ, đàn áp những người yêu nước đang đứng lên tranh đấu; phải khôi phục niềm tin đối với người dân bằng việc tôn trọng quyền của mọi người nhất là quyền yêu nước, quyền tự do phát biểu, và tự do tụ tập và biểu tình.

Thứ hai, liên kết với những quốc gia lân bang có cùng mục tiêu chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Cụ thể là các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, Nhật bản, Hàn quốc và Mỹ. Phải tìm mọi cách để duy trì sự đoàn kết giữa những nước này trước thủ đoạn gây chia rẽ của Trung Quốc. Và phải tận dụng mọi diễn đàn quốc tế để đặt vấn đề và tạo áp lực đối với Trung Quốc.

Và thứ ba, cần tận dụng những phương tiện như tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Việt Nam cần phải đứng chung với Philippines trong việc thưa kiện với Liên Hiệp Quốc thay vì giữ im lặng như hiện nay, đến độ không dám bày tỏ sự hưởng ứng đối với việc làm của Philippines.

Trong tranh chấp tại Biển Đông, nước Việt Nam ta bị mất nhiều nhất, quyền lợi bị thiệt hại nhiều nhất, hơn tất cả những nước khác. Chúng ta không thể nào chấp nhận tình trạng như hiện nay cứ tiếp tục kéo dài mãi. Lịch sử đã chứng minh khi nào nước Việt Nam có những người lãnh đạo tài giỏi, biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, và biết huy động lòng dân thì chúng ta có dư khả năng để chống lại tham vọng của Trung Quốc. Từ thời Tiền Lê, qua tới các đời Lý, Trần, Hậu Lê và Tây Sơn; chúng ta đã từng đánh bại ý đồ xâm lược của Trung Quốc. Ngày nay cũng thế, việc quan trọng và căn bản nhất là chúng ta phải xây dựng được một chính quyền dân chủ, phù hợp với lòng dân, đặt quyền lợi đất nước lên trên hết, và đủ bản lãnh và sự độc lập thì mới mong đối phó được với Trung Quốc trên đường dài./.

Đỗ Hoàng Điềm
3/06/2013


2/20/2013

Giới thiệu Nhóm ”Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân”


Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân đã được thành lập vào ngày 20/6/2012, hai tháng sau khi TS Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh từ Mỹ trở về VN trong một chuyến công tác.
Mục tiêu của Nhóm là hỗ trợ những đồng bào đang góp phần tranh đấu cho quyền Dân Chủ và chống xâm lăng của Tàu Cộng tại Việt Nam theo như  chủ trương của Nguyễn Quốc Quân, dầu cho anh đang bị giam giữ. 


                   http://www.facebook.com/groups/362380647160528/

Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân quy tụ khoảng 100 thành viên, gồm những cư dân mạng liên lạc với nhau qua Facebook. Trong thời gian hoạt động vừa qua, sự góp phần của Nhóm để tranh đấu cho tự do cho Nguyễn Quốc Quân chỉ bàng bạc, khiêm tốn. Phần cụ thể kiểm nhận được là sự hỗ trợ cho các đồng bào đã tham gia tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền Việt Nam tại quốc nội…

2/13/2013

Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân




Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân đã được thành lập vào ngày 20/6/2012, hai tháng sau khi TS Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh từ Mỹ trở về VN trong một chuyến công tác. Mục tiêu của Nhóm là thực hiện chủ trương của Nguyễn Quốc Quân, ít ra là một phần nào, dầu cho anh đang bị giam giữ.
Năm 2008, sau khi bị Việt cộng bắt tù lần thứ nhất rồi trục xuất ra hải ngoại, một thân hữu có hỏi Nguyễn Quốc Quân là anh đã nghĩ gì trong thời gian bị cầm tù bởi chế độ độc tài CSVN, anh Quân đã trả lời như sau:
Hãy nghĩ mình chỉ là một viên đá lót đường, một mắt xích trong phong trào tranh đấu, sẽ luôn còn có những anh em bạn bè tiếp nối con đường của mình…” Qua câu trả lời này, ngoài sự khiêm tốn, anh Quân đã biểu lộ sự tin tưởng của anh vào những anh em, bạn bè...
Một câu nói khác của Nguyễn Quốc Quân là :
"Nếu ủng hộ tôi hãy lưu tâm đến những người sẵn sàng dấn thân, vì họ muốn có một đất nước tự do"
Vì vậy, sau khi được tin TS Nguyễn Quốc Quân bị Việt cộng bắt lần thứ hai, Nhóm Bạn của Nguyễn Quốc Quân đã được thành lập để thường xuyên vận động dành lại tự do cho anh và để hỗ trợ cụ thể các đồng bào và gia đình họ đang đối đầu với chế độ độc tài CSVN như điều anh Quân tâm nguyện.


Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân quy tụ khoảng 100 thành viên, gồm những cư dân mạng liên lạc với nhau qua Facebook. Trong thời gian hoạt động vừa qua, sự góp phần của Nhóm để tranh đấu cho tự do cho Nguyễn Quốc Quân chỉ bàng bạc, khiêm tốn. Phần cụ thể kiểm nhận được là sự hỗ trợ cho các đồng bào đã tham gia tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền Việt Nam tại quốc nội…


Chị Lạc Việt đã đại diện Nhóm "Những người bạn của Nguyễn Quốc Quân" chiều 30.1.13 đã tặng bó hoa chào mừng TS NQQuân trở về vùng đất tự do tại phi trường LAX sau 9 tháng bị CSVN bắt giữ một cách tùy tiện.

Nay, sau khi TS Nguyễn Quốc Quân đã được CSVN trả tự do và ra lại hải ngoại, nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân sẽ giữ nguyên danh xưng và tiếp tục nỗ lực hỗ trợ các đồng bào trong nước đang tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền lãnh thổ & lãnh hải Việt Nam.
Trong 7 tháng qua, trên 40 đồng bào đã được Nhóm gửi quà hỗ trợ, trong đó gồm gia đình các nhà dân chủ đang bị cầm tù, những nhà tranh đấu và cựu tù nhân có tên được nhiều người biết và rất nhiều đồng bào, hầu như vô danh, nhưng được thành viên của Nhóm giới thiệu vì biết rõ họ là những người đã thực sự góp phần vào công cuộc tranh đấu cho quyền dân chủ và chống Trung cộng xâm lăng. Chúng tôi coi các nhân vật nổi tiếng hay những đồng bào chưa được ai biết tới như nhau, sau đây là hình ảnh vài đồng bào đã được Nhóm gửi quà hỗ trợ:


 
Quà đã được gửi tặng chị Trần Thị Nga, người phụ nữ  bồng con đi biểu tình.
  

Món quà cũng đã được gửi tới những người phải chịu cảnh tù đầy của Việt cộng như trường hợp ông Huỳnh Nguyên Đạo



Hay một đồng bào đã ngang nhiên thách đố bạo quyền như anh Trương Văn Dũng

Ngoài việc hỗ trợ các đồng bào góp phần tranh đấu cho dân chủ và lãnh thổ & lãnh hải VN, trong dịp Tết Quý Tỵ, Nhóm Bạn Nguyễn Quốc Quân, với sự chung góp tài chánh và công sức của nhiều đồng bào quốc nội, đã tặng bánh chưng và quà Tết cho trên 150 đồng bào dân oan tại vườn hoa Lý Tự Trọng.






Về khía cạnh tổ chức, các thành viên của Nhóm được phân phối thành nhiều Tổ Hỗ Trợ nhỏ, trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến qua diễn đàn nội bộ để chọn đối tượng gửi tặng quà mỗi tháng. Thành viên sẽ giới thiệu hay cho ý kiến nên hỗ trợ ai trong số đồng bào đang góp phần tranh đấu. Các thành viên cũng chung góp tài chánh (trong khả năng) để tặng quà cho những đối tượng được lựa chọn, liên lạc an ủi hoặc viết bài giới thiệu các đồng bào này. Sau cùng, anh chị em trong Nhóm được khuyến khích liên lạc cởi mở với nhau và giới thiệu vào Nhóm thêm thành viên mới.

Trong sự không may là TS Nguyễn Quốc Quân bị CSVN bắt giam trong 9 tháng qua, một nhóm thân hữu cư dân mạng rải rác trên khắp thế giới, ở trong và ngoài nước, đã có dịp liên lạc và hợp tác với nhau để hỗ trợ  đồng bào, "những người sẵn sàng dấn thân, vì họ muốn có một đất nước tự do".
Đây là cơ hội một số người đã khai dụng được môi trường ảo của Internet để làm một việc thật, tạo được sự hợp tác giữa người Việt ở trong và ngoài nước và góp phần tạo hậu thuẫn cho những đồng bào quốc nội đang can đảm tranh đấu cho quyền dân chủ và chống lại giặc ngoại xâm Trung cộng.


Đinh Hoàng