
Một bệnh nhân
bị ung thư dạ dày (trái) đang nói chuyện với bạn bè trong làng Shangba thuộc
tỉnh Quảng Đông
TQ: Nhà hoạt
động môi trường phản kháng ở làng ung thư
BẮC KINH —
Chính phủ Trung Quốc hồi đầu năm nay đã thừa nhận sự hiện hữu của những ngôi
làng ung thư, nhưng việc này không tạo ra sự thay đổi nào trong cuộc sống của
người dân ở làng Ngũ Lý, nơi dân chúng nói rằng nước uống bị ô nhiễm đang gây
ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo.
Bà Ngụy Đông Doanh cho biết tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở làng Ngũ Lý của bà đã tăng mạnh vì nạn ô nhiễm.
Bà Ngụy Đông Doanh cho biết tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở làng Ngũ Lý của bà đã tăng mạnh vì nạn ô nhiễm.

Bà Ngụy nói
rằng một người đàn ông hàng xóm của bà trong độ tuổi 70 tuổi đã qua đời hồi
tháng trước vì bệnh ung thư thực quản.
Làng Ngũ Lý ở tỉnh Triết Giang là một trong hàng trăm ngôi làng ung thư ở Trung Quốc, nơi mà ô nhiễm công nghiệp đã làm cho tỉ lệ nhiễm bệnh của người dân nằm ở mức rất cao.
Làng Ngũ Lý ở tỉnh Triết Giang là một trong hàng trăm ngôi làng ung thư ở Trung Quốc, nơi mà ô nhiễm công nghiệp đã làm cho tỉ lệ nhiễm bệnh của người dân nằm ở mức rất cao.

Tỉ lệ tự vong
vì ung thư ở Trung Quốc trong 30 năm qua đã tăng 80% và chính phủ ở Bắc Kinh
công khai thừa nhận là phân nửa sông hồ ở Trung Quốc không an toàn cho sự tiếp
xúc của con người.

Không bao lâu
sau khi những xưởng hóa chất dọn tới Ngũ Lý, nước uống ở đây nhiều lúc biến
thành có màu đỏ và tôm cá trên sông bắt đầu chết hàng loạt.
Bà Ngụy Đông Doanh cho biết từ đó tới nay hơn 10% dân làng ở đây đã chết vì ung thư. Bà ghi lại những cái chết đó trong một cuốn sổ mà bà gọi là “nhật ký tử vong”, với dấu lăn tay của những người mắc bệnh.
Bà Nguỵ nói rằng bà không có giải pháp nào ngoài việc lưu giữ một hồ sơ và nói cho những người khác biết về những gì đang xảy ra.
Bà Ngụy Đông Doanh cho biết từ đó tới nay hơn 10% dân làng ở đây đã chết vì ung thư. Bà ghi lại những cái chết đó trong một cuốn sổ mà bà gọi là “nhật ký tử vong”, với dấu lăn tay của những người mắc bệnh.
Bà Nguỵ nói rằng bà không có giải pháp nào ngoài việc lưu giữ một hồ sơ và nói cho những người khác biết về những gì đang xảy ra.

Bà Ngụy cùng
với chồng, là ông Thiệu Tuyền Đồng, đi câu cá vào ban đêm.
Bà cho biết hai vợ chồng bà mang theo đèn pin đi dọc bờ sông và nhìn thấy những lớp váng bọt trên mặt nước.
Bà cho biết hai vợ chồng bà mang theo đèn pin đi dọc bờ sông và nhìn thấy những lớp váng bọt trên mặt nước.

Bà Ngụy đã gởi
cho chính phủ trung ương những mẫu nước đó cùng với hồ sơ về những người đã
chết cũng như những người sắp chết. Tháng hai vừa qua, Trung Quốc chính thức
thừa nhận sự tồn tại của những ngôi làng ung thư trong kế hoạch ngũ niên của
họ.
Các tổ chức bảo vệ môi trường ước tính rằng Trung Quốc hiện có hơn 400 ngôi làng ung thư.
Các tổ chức bảo vệ môi trường ước tính rằng Trung Quốc hiện có hơn 400 ngôi làng ung thư.

Bộ Môi trường
Trung Quốc mới đây đã loan báo chiến dịch trấn áp đối với việc sử dụng 58 loại
hóa chất độc hại và hứa hẹn sẽ có biện pháp mạnh tay đối với những công xưởng
gây ô nhiễm.
Đối với bà Ngụy Đông Doanh, sự thừa nhận của chính quyền không mang lại ích lợi nào cả. Bà Ngụy nói rằng việc thừa nhận như vậy chẳng cứu được một người nào cả.
Đối với bà Ngụy Đông Doanh, sự thừa nhận của chính quyền không mang lại ích lợi nào cả. Bà Ngụy nói rằng việc thừa nhận như vậy chẳng cứu được một người nào cả.

Bà cho biết các
giới chức chính phủ đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn trong 10 năm qua. Họ nói các
công xưởng phải có hệ thống xử lý nước thải, chính phủ sẽ dời các công ty ra
khỏi làng hoặc đưa dân làng định cư ở nơi khác.
Bà Ngụy cho hay những lời hứa đó không lời hứa nào được thực hiện, và chẳng những thế, chính quyền còn đe dọa là những ai tiếp tục chống đối sẽ gánh chịu những hậu quả mà họ không nói rõ là như thế nào.
Bà Ngụy cho hay những lời hứa đó không lời hứa nào được thực hiện, và chẳng những thế, chính quyền còn đe dọa là những ai tiếp tục chống đối sẽ gánh chịu những hậu quả mà họ không nói rõ là như thế nào.

Những cửa sổ
của nhà bà Ngụy đã bị đập vỡ hồi gần đây. Bà nói rằng chính quyền sẽ không thể
làm cho bà im tiếng nếu các nhà máy hóa chất tiếp tục thải chất độc và những
người trong làng của bà tiếp tục mắc bệnh.
Và như vậy thì chúng ta hiểu được chuyện gì đã và đang xẩy ra cho VN, Xứ vẫn được mệnh danh là "Trung Quốc Tiếp Theo"
Trả lờiXóa