9/30/2012

Điện hạt nhân cho Việt Nam ?

Nhu cu Đin cho đi sng, các ngun Đin

Tìm hiểu về điện hạt nhân, hay vấn đề sử dụng năng lực nguyên tử , cũng giống như học lái xe. Làm ra chiếc xe hơi hay sửa xe là chuyện khó, nhưng lái xe thì hầu như ai cũng làm được. Xây dựng và điều hành một nhà máy điện hạt nhân là điều rất khó, nhưng hiểu thế nào là điện hạt nhân và ảnh hưởng của nhà máy điện hạt nhân lên đời sống mọi người thì ai cũng có thể học hỏi được, và đúng hơn là : Phải học, phải biết, vì đây là một vấn đề sống chết không những cho thế hệ chúng ta mà cho cả con cháu trong nhiều thế kỷ sắp tới.
Trước tiên chúng ta cần đồng ý với nhau rằng tuy dòng điện do con người phát minh ra gần đây thôi nhưng đã chiếm một địa vị quan trọng trong đời sống, nhất là trong xã hội văn minh. Người ta có thể không ăn hay không uống trong nhiều giờ, nhưng không có điện trong vài giờ, có khi chỉ vài  phút là … có vấn đề.
Không có điện thì nhà máy ngưng sản xuất, thương xá ngưng buôn bán,  bệnh viện ngưng hoạt động, nhiều gia đình ngưng nấu ăn và giao thông trong thành phố trở nên bấn loạn vì không còn đèn đường để điều khiển…
Cũng may là điện đã được coi là một vấn đề ưu tiên và người ta đã xử dụng được nhiều nguồn để cung cấp điện cho con người

Và sau đây là con s thng kê v các ngun cung cp đin trên thế gii:

Source of Electricity (World total year 2008)
-
Coal
Oil
Natural
Gas
Nuclear
Hydro
other
Total
Average electric power (TWh/year)
8,263
1,111
4,301
2,731
3,288
568
20,261
Average electric power (GW)
942.6
126.7
490.7
311.6
375.1
64.8
2311.4
Proportion
41%
5%
21%
13%
16%
3%
100%

Ngun đin lý tưởng nht là Thy Đin

Như từ con đập Hoover tại Neveda.
Thủy điện không làm ô nhiễm môi trường và không bị cạn kiệt.



Năng xuất của đập Hoover là 2,080 megawatt, có khả năng thắp sáng cả thành phố Las Vegas. (10% điện năng từ đập Hoover được tiêu thụ bởi Las Vegas).
Hiện nay trên thế giới còn có nhiều đập thủy điện lớn hơn Hoover Dam, như đập Tam Điệp mới hoàn thành tại Trung Quốc, có năng xuất bằng 10 lần đập Hoover Dam.
Các đập thủy điện không phải là hoàn toàn không có ảnh hưởng lên môi trường và không đe dọa đời sống con người, nhưng đây chỉ là vấn đề tương đối…


Đập Tam Điệp có năng xuất 22,500 megawatt, hoàn tất năm 2008
(Đập thủy điện lớn nhất VN là đập Hoà Bình, năng xuất 1,920 megawatt, hoàn tất năm 1994).

Nguồn sản xuất điện sạch và lý tưởng hơn cả là sức gió. Phong Điện không có tính tập chung như Thủy Điện nhưng đang được khai triển tại nhiều quốc gia văn minh… Dưới đây là hình một đơn vị phát điện dùng sức gió:


  

Tổng số điện năng do Phong Điện cung cấp trên thế giới là 238,000 megawatt, con số này đã tăng gấp 4 từ năm 2000 tới năm 2006.

Nhìn vào các ngun cung cp đin năng cho Hoa Kỳ,
Ta thấy như sau:

Vào năm 2009, 20.3% điện tiêu thụ tại Hoa kỳ có nguồn gốc là Điện Hạt Nhân. So với các quốc gia thên thế giới thì tỷ lệ điện cung cấp bởi các lò nguyên tử như sau:

T l tiêu th đin ht nhân ti các quc gia trên thế gii

  

Trong các quốc gia tiền tiến, Pháp là xứ tùy thuộc vào điện hạt nhân nhiều nhất, trong khi đó Úc là quốc gia, tuy rất giầu quặng Uranium, hoàn toàn không dùng điện hạt nhân. Tuy nhu cầu về điện ngày càng lớn nhưng giải pháp “Điện Hạt Nhân” không phải là sự lựa chọn lý tưởng, như đã được chứng minh từ khi xẩy ra tai nạn nguyên tử tại Chernobyl.

Vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine

Nhà máy này được thiết lập ở một vùng rất ít dân cư, nhưng vào tháng 4 năm 1986 lò nguyên tử tại đây đã bị nổ, bụi phóng xạ đã khiến hơn 4000 người bị ung thư trong đó phần lớn đã chết. Đó là chưa kể số nạn nhân ở những nước lân cận. Người ta đã phải tản cư trên 100.000 người khỏi một khu vực 30Km chung quanh nhà máy. Nếu kể cả những người phải di tản ở các nước láng giềng thì con số người phải di tản vượt quá 250.000.
Cho tới nay, 26 năm sau tai nạn, mức phóng xạ tại Chernobyl vẫn cao gấp 30 lần mức độ chấp nhận được.

Hình ảnh Chernobyl ngày nay: Một thành phố chết



Từ 1986 tới nay, 26 năm đã trôi qua, nhưng vào tháng 3 năm 2011, một tai nạn nguyên tử to lớn khác đã xẩy ra, lần này tại Nhật.

V n do thiên tai ti nhà máy đin nguyên t Fukushima Nht.

Tiêu chuẩn xây cất nhà máy nguyên tử, nhất là nhà máy nguyên tử tại Nhật, là phải tuyệt đối an toàn. Nhưng đặc tính của những tai nạn, kể cả tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhân là chúng đều không ngờ.  
Nhật là nước nhiều kinh nghiệm nhất về động đất và sóng thần đồng thời cũng là nước đứng hàng đầu thế giới về sự chính xác; tuy vậy nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã chỉ được xây dựng để chịu đựng một ngọn sóng cao 6m trong khi ngọn sóng tháng 3 năm 2011 đã cao 15m tại khu vực nhà máy và gần 30m tại một số địa điểm khác.

Kết qu là nhng gì thế gii đã thy ti Fukushima



Nhờ trình độ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức xã hội,  tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nhất thế giới của người dân, sự tàn phá tại Fukushima nhỏ hơn là tại chernobyl. Nhưng tai nạn tại Fukushima đã tạo một chấn động đặc biệt trên thế giới. Thế giới đã thức tỉnh không phải chì vì đe dọa của tai nạn nguyên tử. Ngay cả trong trường hợp không có tai nạn, hay chưa có tai nạn, việc cung cấp điện bằng năng lực nguyên tử đã có những hậu quả ghê gớm.

Nếu tai nn không xy ra thì sao ?

Trong một nhà máy điện hạt nhân hiệu suất nhiệt chỉ là 33% . Để vận hành một nhà máy có công suất 1000 megawatt thì lò hạt nhân phải sinh ra một lượng nhiệt là 3000 megawatt! Tức là 2000 megawatt năng lượng phải bị bỏ phí!!! Lượng nhiệt thừa này được đưa ra ngoài bằng cách làm nóng nước đưa vào lò, và cứ thế thải thẳng ra biển! Lượng nhiệt này có thể nâng nhiệt độ của 70 tấn nước lên 7 độ C trong vòng… 1 giây! Đó là lý do giải thích tại sao ngày nay mức độ nóng lên của biển bao quanh nước Nhật cao hơn phần còn lại của thế giới từ 2 tới 3 lần.
Để giải thích một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể căn cứ vào sự kiện sau: 
Để sản sinh một lượng nhiệt cỡ 3,000 megawatt như trình bầy ở trên, nhà máy Điện Hạt Nhân phải phân hủy 3 kg uranium/ ngày. BA KILOGRAM có thể rất gọn nhỏ, nhưng hãy nhớ là ở Nhật năm 1945: quả bom hạt nhân ở Hiroshima CHỈ chứa 800 gram uranium, và ở Nagasaki CHỈ chứa 1.1 kg plutonium!
Như vậy nếu có một lò nguyên tử  tạo ra 1,000 megawatt điện tại một nhà máy hạt nhân ở một tỉnh ven biển VN, thì mỗi ngày năng lượng sinh ra bởi lò nguyên tử  sẽ tương đương với 3 trái bom nguyên tử cỡ đã tàn phá Hiroshima trước đây. Phần nhiệt năng của 1 trái bom sẽ biến thành điện, nhiệt từ 2 trái kia dùng làm nóng nước biển vùng xung quanh nhà máy.
Hiện tượng này xẩy ra mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm! Như vậy, liệu có thủy sản nào sống nổi và có du khách nào dám tới tắm trong vùng biển này đây?

Nhiệt dư thừa do nhà máy thải ra chỉ là một phần vấn đề, rác phóng xạ thải từ các nhà máy điện hạt nhân mới là gánh nặng to lớn. Quản lý như thế nào đây chất thải chết người này. Hiện nay người ta phải cô đặc lại thành một khối cứng rồi để… CHỜ. Vì người ta không có phương pháp nào để làm mất độc tính của phóng xạ một cách chủ động. Thời gian chờ từ vài trăm năm tới cả 1000 năm. Vì vậy cho nên:

Sau tai nn Fukushima

Tất cả các nước phát triển có kỹ thuật hạt nhân cao và hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, kể cả Ấn Độ và Trung Quốc, đều đình chỉ các chương trình xây dựng lò điện nguyên tử, nhiều nước tuyên bố bỏ hẳn.
Áo bỏ một nhà máy điện nguyên tử đã xây dựng xong và sẵn sàng đi vào hoạt động.
Ba Lan, Ireland và Philippines bỏ ngang những nhà máy đang xây dựng dở dang.

Ti Vit Nam thì sao

Năm 2008 chính quyền Việt Nam tuyên bố quyết định xây dựng hai nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận, mỗi nhà máy gồm hai lò phản ứng với công suất 1000 MegaW, dự trù đi vào hoạt động năm 2020. Quyết định này khiến người ta phải sững sờ.
Một ông thứ trưởng tuyên bố thản nhiên: “đã xây một lò điện nguyên tử tại sao không xây luôn bốn lò cho tiện”. Hình như các cấp lãnh đạo cộng sản không ý thức rằng nguyên tử là vũ khí giết người hàng loạt.
Ngay trong dịp kỷ niệm một năm thảm kịch Fukushima họ công bố quyết định xây thêm mười lò điện khác dự trù hoàn tất và đi vào hoạt động trước năm 2030, nghĩa là tổng cộng 14 lò thay vì 4 lò!

Ch tch nước Trương Tn Sang th sát nơi xây dng nhà máy ĐHN Ninh Thun 1


Ngày Chủ Nhật , 22/4/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới tỉnh Ninh Thuận, nơi dự kiến đặt nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, và nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo an toàn, cũng như giúp dân có điều kiện sống tốt hơn.

Mê ng hay la m ?

Ông Trương Tấn Sang tuyên bố: "Mục tiêu dự án điện hạt nhân đặt ra là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi dự án hoàn thành sẽ mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương và lợi ích chung của cả nước".
Ông cũng lưu ý tỉnh phải: “Quy hoạch tạo nên vùng sản xuất hàng hóa, vùng công nghiệp dịch vụ để khai thác tốt thế mạnh như sản xuất muối, hải sản, du lịch, điện năng như điện mặt trời, điện gió...”

Lời tuyên bố của ông Trương Tấn Sang không thể có từ bất cứ một nhà lãnh đạo nào trên thế giới.
Tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm xây lò nguyên tử là phải làm sao xa nơi dân cư đông đúc. Ai không may ở gần địa điểm xây cất lò nguyên tử thì cũng phải tìm cách dọn đi nơi khác. Chẳng ai tin nổi là việc xây một nhà lò nguyên tử tại nơi mình đang sống sẽ làm cho kinh tế địa phương thịnh vượng hơn. Với thực tế là hiện có cả ngàn cơ sở kỹ nghệ đang gây ô nhiễm tại VN, ai dám bảo đảm là không có nguy cơ rò rỉ chất phóng xạ từ các lò nguyên tử Xã Hội Chủ Nghĩa.
Hải sản hiện đang là nguồn thu nhập lớn cho VN. Với cả tá lò nguyên tử từ Nam chí Bắc như dự trù, trong tương lai tình trạng xuất cảng hải sản của VN sẽ ra sao nếu có tin, dầu chỉ là tin đồn, là hải sản VN bị nhiễm phóng xạ.
Còn chuyện du lịch, không ai điên gì tìm đến vùng biển có lò nguyên tử để thư giãn hay tắm mát. Trong mấy chục năm qua, cả triệu người VN đã có cơ hội đi du lịch các nơi, từ leo núi, tắm biển, thăm viếng đền đài, thác nước, đập thủy điện… Có tour du lịch nào đưa người đi thăm lò nguyên tử, hay những địa phương có lò nguyên tử, bao giờ đâu ?!
Câu chuyện ông Trương Tấn Sang quảng cáo xây lò nguyên tử để phát triển du lịch cũng chẳng khác gì câu tuyên bố của Dân Biểu Xã Hội Chủ Nghĩa Trần Tiến Cảnh về đường sắt cao tốc:


“ Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm…Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây”.

Tóm lại, trước câu hỏi dự án điện hạt nhân là hy vọng hay đe dọa cho VN, thì xin hãy nhìn thái độ "bốc đồng, hời hợt" của giới lãnh đạo CSVN về vấn đề đường sắt cao tốc, sự u tối và ngoan cố của họ trong vấn đề boxit Tây Nguyên và sự bất tài bất lực của họ trong việc xây dựng và điều hành nhà máy lọc dầu Dung Quất để thấy dân tộc ta đang phải hứng chịu một nguy cơ to lớn trong canh bạc điện hạt nhân của đám người này...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét